14 hiệp hội đồng kiến nghị về định mức chi phí tái chế
Dự thảo định mức chi phí tái chế: Cần phù hợp vì doanh nghiệp Doanh nghiệp lo lắng định mức chi phí tái chế bất hợp lý làm tăng chi phí |
Các hiệp hội lo ngại định mức chi phí tái chế cao sẽ gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh. Ảnh: ST |
14 hiệp hội vừa có văn bản góp ý xây dựng Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs và các kiến nghị để thực thi tái chế hiệu quả gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và 8 bộ trưởng khác phụ trách các lĩnh vực có liên quan.
Danh sách một số hiệp hội tham gia kiến nghị gồm: Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham).
Trong văn bản, các hiệp hội cho rằng, Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7 có nhiều định mức Fs rất cao, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh, cần điều chỉnh hợp lý.
Cụ thể, một số định mức Fs cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu - là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs nhôm cao gấp 1,26 lần, Fs thủy tinh cao hơn 2,12 lần...
Theo các hiệp hội, nguyên nhân của điều này là do chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn để tính Fs khi chưa trừ đi giá trị thu hồi được. Với các vật liệu giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton…, nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn, nên việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp phí tái chế cao cho các vật liệu này để hỗ trợ tăng lãi cho nhà tái chế là rất bất hợp lý.
Các hiệp hội tính toán, chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm, cộng thêm nhiều ngàn tỷ đồng phí tái chế cho các loại bao bì, phương tiện giao thông, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Từ những dẫn chứng trên, các hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức Fs hợp lý hơn, căn cứ vào nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt nam PRO, thực tiễn tái chế của Việt nam và mức phí tái chế trung bình thị trường. Với đề xuất này, ước tính phí tái chế 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại là 3.146 tỷ đồng. Cộng thêm với phí tái chế các loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác, quỹ bảo vệ môi trường sẽ có nhiều ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các nhà tái chế. Đây là một cố gắng đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, hài hòa được cả 2 mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, các hiệp hội cũng kiến nghị tháo gỡ bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR) ở Việt Nam. Cụ thể, thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm (tức nộp vào 4/2025), giống với cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nộp vào đầu kỳ sau.
Việc phải nộp tạm ứng từ đầu năm 2024 cho sản phẩm dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong năm 2024 sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp càng thiếu vốn trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam.
Các hiệp hội cũng kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ, thay vì bắt buộc chọn một trong hai hình thức trên. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm tái chế theo mong muốn của Chính phủ, cũng như chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tự tái chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trên thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả (ví dụ bao bì giấy hỗn hợp, pin lithium...). Các doanh nghiệp vẫn đang tìm giải pháp tái chế phù hợp, quá trình này có thể mất nhiều thời gian để thử nghiệm, và trong quá trình thử nghiệm, chưa thể xác định được số lượng được tái chế. Do vậy, việc kết hợp hình thức tự tái chế và đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế là thực sự cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tìm giải pháp tái chế phù hợp.
Tin liên quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform