7 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chính thức phát điện lên lưới
Quy hoạch điện VIII mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng | |
Quy hoạch điện 8 đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo |
Xu thế chuyển đổi năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu. |
Cụ thể, đến nay đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD); trong đó có 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới, góp phần thêm nguồn cung điện cho mùa hè này. Ngoài ra, có 40 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Theo EVN, đến nay, có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 50 dự án, tổng công suất 2.751,611MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương).
EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 46/50 dự án. 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 22 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.
Liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo, bên lề chương trình thảo luận tại hội trường của Quốc hội vào sáng ngày 1/6, đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết, xu thế chuyển đổi năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu mà chúng ta đã cam kết để tới đây giảm các nguồn năng lượng hóa thạch phát thải CO2.
Theo đó, lĩnh vực năng lượng là một lĩnh vực chiếm tỷ trọng phát thải C02 rất lớn. Chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo là một định hướng, chủ trương lớn của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiện, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh, chủ trương là một chuyện, việc triển khai thực hiện cho hiệu quả, đòi hỏi đồng bộ cơ chế chính sách. Đặc biệt về quy hoạch phải xây dựng đảm bảo về mặt tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với chiến lược.
Nguồn điện từ năng lượng tái tạo không có tính ổn định, đi kèm với năng lượng tái tạo thì phải có hệ thống phát nền để đảm bảo an toàn hệ thống điều độ. Nền ấy phải đảm bảo được những thời điểm năng lượng tái tạo không phát được thì bên này phải bù vào được. Vì vậy chính sách làm sao để hài hòa giữa các bên. Để các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cũng có động lực để để duy trì và nhà đầu tư nền cũng được khuyến khích.
Do vậy, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, cân đối hợp lý, hài hòa trong điều kiện kỹ thuật, điều kiện nền kinh tế hiện nay là một thách thức. Nếu tính toán không tốt để năng lượng tái tạo phát triển quá bùng nổ, tỷ lệ nó quá lớn sẽ gây nguy cơ rã lưới hay mất điện đột ngột trong trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi. Việc tính toán, giải bài toán này là một thách thức nhưng trong quá trình triển khai để thực thi thì cũng đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, công tâm và trách nhiệm.
Đại biểu cũng đánh giá về tình hình phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian qua đã phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, bất chấp các quy định, các quy trình dẫn đến việc không đáp ứng được hệ thống lưới truyền tải điện, không thực hiện được các điều kiện để cam kết đấu nối và sử dụng. Hiện trạng lãng phí xã hội đang xảy ra, khi các công trình xây dựng xong thì đang không được nối lưới điện quốc gia thì vẫn thiếu.
Tin liên quan
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những cơ hội mới cho tương lai ngành điện, năng lượng tái tạo Việt Nam
14:55 | 04/09/2024 Kinh tế
Khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối
21:42 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform