ADB dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2023
Trong năm 2022, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng với mức tăng gần như mạnh nhất trong khu vực châu Á (8,02%). Điều này đạt được là do 2 yếu tố chính, đó là tăng trưởng tương đối đồng đều trên tất cả các cực tăng trưởng, đặc biệt là thương mại, đầu tư và tiêu dùng trong nước; thứ hai là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định khi Việt Nam thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ.
Phát biểu tại buổi họp báo dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được tổ chức ngày 4/4/2023, đánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng tiếp theo, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023 cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam đương đầu được với những bất lợi này.
Lượng khách du lịch Trung Quốc bắt đầu quay trở lại từ ngày 15/3/2023 được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho ngành du lịch và dịch vụ ở Việt Nam với dự báo tăng trưởng của ngành đạt 8% trong năm nay.
“Đặc biệt, đầu tư công sẽ là một động lực then chốt cho việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và 2024, giúp thúc đẩy ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác. Cùng với việc nhanh chóng chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ trong tháng 3, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng mang lại tác động đa chiều, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế”, ông Andrew Jeffries đánh giá.
Ảnh minh hoạ: TL |
Trong thời gian tới, ADB nhận định thị trường vốn trong nước đang chịu áp lực. Mặc dù sự bất ổn của thị trường vẫn chưa gây ra những rủi ro hệ thống do khả năng chống chịu của các ngân hàng vẫn tốt, song rủi ro ngày càng hiện hữu. Vì vậy về dài hạn, cần duy trì cải cách lĩnh vực tài chính để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trên thị trường vốn.
Theo ADB, sau kết quả ấn tượng trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ giảm nhẹ xuống mức 6,5% trong năm 2023 và tăng lên 6,8% trong năm 2024. Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ có sự tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay, khi những biện pháp hạn chế do đại dịch tiếp tục được nới lỏng giúp thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư. Theo đó, các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay và năm sau, cải thiện so với tốc độ tăng trưởng 4,2% trong năm 2022. Trong khi đó, lạm phát của khu vực được dự báo sẽ giảm dần về mức trước đại dịch, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các nền kinh tế.
ADB dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5% trong năm 2023 và 4,5% trong năm 2024, đều cao hơn mức 3% năm 2022 - mức thấp nhất trong 40 năm, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch và khủng hoảng ngành bất động sản tại nước này. Lạm phát của khu vực, tính cả giá thực phẩm và năng lượng được dự báo ở mức 4,2% năm 2023 và 3,3% năm 2024, đều cải thiện so với mức 4,4% của năm 2022. Trong đó, lạm phát tại Trung Quốc dự kiến ở mức "dễ chịu" khi tiêu dùng trong nước cần thời gian phục hồi sau các đợt phong tỏa, đồng thời áp lực giá cả toàn cầu giảm nhẹ và các nền kinh tế phát triển dần giảm tốc. Nếu không tính Trung Quốc, lạm phát khu vực đang phát triển ở châu Á là 6,2% trong năm 2023 và 4,4% trong năm 2024.
Tin liên quan
Bộ Tài chính đề xuất lựa chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
16:39 | 16/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Viettel liên tiếp giữ vững vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
13:38 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nga-Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác chiến lược
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
20:30 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
20:18 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cho AIPA-45
09:27 | 16/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
7,4 tỷ USD kiều hối đổ về TPHCM trong 9 tháng
Nhà đầu tư Hàn Quốc xúc tiến dự án 3 tỷ USD tại cảng quốc tế Long An
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics