Australia cảm nhận hậu quả của lệnh cấm nhập khẩu vào Trung Quốc
Rượu vang Australia – một trong số các mặt hàng là “nạn nhân” của căng thẳng thương mại với Trung Quốc |
Dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia, bao gồm cả những hàng hóa xuất sang Trung Quốc, tăng nhẹ trong tháng 11 nhờ xuất khẩu vàng tăng, nhưng việc xuất khẩu than đá và sắt sang Trung Quốc đã giảm 2,2% và 3,6% so với tháng 10. Giá trị xuất khẩu sắt thô giảm, thể hiện ở khối lượng hàng hóa giảm.
Theo Tổng cục Thống kê Australia, khối lượng sắt xuất sang Trung Quốc đã giảm 7%. Xuất khẩu than đá, vốn không chính ngạch, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất từ năm 2016. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc giảm 6,4% trong khi xuất khẩu ra các nước khác giảm 2,6% trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 khiến nhiều nước phải đóng cửa biên giới.
Chuyên gia kinh tế về Australia và New Zealand Ben Udy của Capital Economics nhận định những “con số biết nói” trên cho thấy các biện pháp hạn chế của Trung Quốc đã bắt đầu gây hậu quả đối với Australia.
Các chuyên gia dự báo sức ép đối với xuất khẩu nói trên sẽ còn tiếp tục trong nhiều tháng tới, dù có giảm bớt phần nào nhờ giá sắt quặng đang tăng và việc Australia đang chuyển hướng xuất khẩu than đá sang các nước khác.
Thực vậy, giá sắt thô cuối năm 2020 đã lên tới 165USD/tấn, mức cao nhất kể từ năm 2011, tăng gần gấp đôi trong năm 2020. Giá cao sẽ tiếp tục tạo thêm lợi nhuận cho người khai mỏ Australia dù lượng hàng xuất khẩu sụt giảm. Trong khi đó, Australia đã tìm đến những người mua thay thế Trung Quốc để bán mặt hàng này. Các chuyên gia kinh tế của Australia, Hayden Dimes và David Plank cho biết: “Dù vấp phải các hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc, xuất khẩu than đá chỉ giảm nhẹ, vì giờ đây Australia đã có thể tìm được khách hàng mới”.
Trung Quốc và Australia đang mắc kẹt trong một cuộc xung đột kéo dài 9 tháng qua, trong đó Bắc Kinh áp đặt các hàng rào thương mại đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Australia như than đá, vải, tôm hùm và gỗ. Trung Quốc cũng áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang và rượu barley của Australia, làm giảm khả năng cạnh tranh của hai mặt hàng này trên thị trường Trung Quốc. Các động thái trên dẫn tới việc giao thương giữa hai đối tác thương mại lớn này giảm mạnh. Xung đột trở nên nghiêm trọng hơn từ hồi tháng 4/2020 sau khi Australia dẫn đầu nỗ lực kêu gọi điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 mà không tham vấn trước với Bắc Kinh. Việc này làm gia tăng các căng thẳng vốn có giữa hai bên sau vụ Australia cấm công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G do lo ngại an ninh quốc gia, thậm chí kêu gọi các nước khác làm tương tự.
Các nhà ngoại giao và giới quan sát hy vọng hai nước có thể “cài lại” quan hệ với cuộc đối thoại giữa Bộ trưởng Thương mại mới của Australia Dan Tehan và người đồng cấp mới ở Trung Quốc Wang Wentao. Nhưng Ngoại trưởng Australia Marise Payen lại một lần nữa kêu gọi điều tra Covid-19 và khẳng định Trung Quốc cần cho phép các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp cận nước này “không trì hoãn”. Về việc này, ngày 11/1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đã thông báo về chuyến thăm điều tra của WHO đến Trung Quốc từ ngày 14/1 tới.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
10:43 | 12/09/2024 Hải quan
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform