Bài 1: Nhiều hệ lụy nếu tiếp tục chậm cổ phần hóa, thoái vốn DNNN
Nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ. Ảnh: ST. |
Khối lượng còn lại là rất lớn
Đến hết năm 2020: 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Cụ thể, có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản. Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, có 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần. Trong Quyết định, Thủ tướng cũng lưu ý Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định. |
Theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 đã cổ phần hóa 18 DN. Tính đến hết quý II/2019, có 6 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, nhưng trong đó chỉ có 1 DN thuộc danh mục các DN cổ phần hóa theo Công văn số 991. Thống kê từ năm 2016 đến hết quý II/2019, đã có 35/127 DN cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa theo Công văn số 991. Kết quả này cho thấy rõ, tiến độ cổ phần hóa các DN chưa đạt được kế hoạch đề ra khi số lượng DN còn phải cổ phần hóa là 92/127 DN, chiếm 72% kế hoạch.
Xét tổng thể, 3 năm đầu giai đoạn, cả nước cổ phần hóa được tổng cộng 162 DN (trong đó có 35 DN thuộc công văn 991), với tổng quy mô vốn nhà nước được xác định đạt 205.433,2 tỷ đồng, bằng 108% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015 (189.509 tỷ đồng)
Về thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 phải thực hiện thoái vốn tại 62 DN. Nhưng qửa đầu năm 2019, chỉ có 10 DN thuộc danh mục nói trên thực hiện thoái vốn với giá trị 1.011,384 tỷ đồng, thu về 2.007,768 tỷ đồng. Trong đó, riêng Bộ Xây dựng thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera với giá trị sổ sách 690 tỷ đồng, thu về 1.587 tỷ đồng. Tính tổng từ năm 2016 đến hết quý II/2019, tại 88 đơn vị thuộc Quyết định 1232 đã thoái vốn nhà nước với giá trị 4.801,432 tỷ đồng, thu về 9.115,042 tỷ đồng.
Ngoài các DN được “điểm tên” trong Quyết định số 1232, trong 2 năm qua, các DN khác trong cả nước cũng đã thực hiện thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco). Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại cũng đã thoái vốn với tổng trị giá 1.333 tỷ đồng, thu về 2.174 tỷ đồng. Trong đó, Viettel thực hiện thoái 1.290 tỷ đồng tại Tổng công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex), thu về 2.002 tỷ đồng; SCIC thực hiện thoái vốn tại 5 DN với giá trị sổ sách 36 tỷ đồng, thu về 166 tỷ đồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, số vốn đã thoái được là 2.092 tỷ đồng, thu về 3.831 tỷ đồng.
Chưa thực sự nghiêm túc
Chia sẻ về nguyên nhân tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tiếp tục chậm, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay: Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Bên cạnh đó, vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của DN, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Ông Tiến cho biết thêm, có cả những nguyên nhân khách quan. Đó là quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa, làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định, dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa. Điều này cũng từng được TPHCM – một địa phương triển khai nhiệm vụ này khá sớm – đề cập trong các báo cáo của mình. Đó là một vài trường hợp xác định lại giá trị để cổ phần hóa DN chưa tính đúng, tính đủ tài sản. Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu được phê duyệt tại một số DN chưa có sự tập trung cao vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, có trường hợp doanh thu từ việc đầu tư ra ngoài DN chiếm tỷ lệ lớn, lợi nhuận của DN chủ yếu từ nguồn thu tài chính. Bên cạnh đó, một số trường hợp xử lý các khoản đầu tư thua lỗ, sắp xếp giải thể, phá sản các doanh nghiệp không hiệu quả kéo dài; công tác quyết toán chuyển thể giai đoạn DNNN còn chậm; việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán còn khó khăn, vì vậy tính công khai, minh bạch còn hạn chế...
Ngoài ra, một vấn đề khó khăn nữa được Bộ Tài chính đưa ra là tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa. Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các DN cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN.
Đặc biệt, nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.
Như một ví dụ từ thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy: Khó khăn việc thoái vốn thành công đó là phụ thuộc nhiều vào điều kiện, khả năng hấp thụ vốn của thị trường chứng khoán và sự hấp dẫn của doanh nghiệp thoái vốn. Một số doanh nghiệp của Bộ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không cao, khi định giá theo quy định của pháp luật đã bán không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua hoặc mua không hết số cổ phần cần bán.
Bày tỏ lo lắng trước thực trạng nói trên, PGS. TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế cho rằng, trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn. “Trong suốt thời gian dài vừa qua, chúng ta đã nghe đến nhiều trường hợp càng để lâu càng mất vốn hoặc càng để lâu càng lỗ. Không ít lần các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành lên tiếng về những dự án như Nhà máy Bột Giấy Phương Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên… bán nhiều lần không ai mua hoặc không bán được do còn vướng mắc, tồn đọng chưa giải quyết được” – ông Long diễn giải. Những trường hợp như thế này, nếu không xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để thoái càng nhanh càng tốt thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.
Một điểm đáng lo ngại hơn được vị chuyên gia này chỉ ra là sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng, chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Những lo ngại này đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.
Tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ năm 2016 đến nay đạt hơn 218.255,691 tỷ đồng. Năm 2016 thu được 30 nghìn tỷ đồng; năm 2017 thu 140 nghìn tỷ đồng; năm 2018 thu được gần 43 nghìn tỷ đồng và nửa đầu năm 2019 thu trên 5,5 nghìn tỳ đồng. Số thu này gấp 2,8 lần tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011-2015 (78 nghìn tỷ đồng). Tình hình thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN hơn 3 năm qua là 186.624 tỷ đồng. Về số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp NSNN phục vụ kế hoạch đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội, tổng số đã chuyển là 185 nghìn tỷ đồng/250 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào NSNN, đạt 74% kế hoạch của cả giai đoạn. |
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công: Bán cổ phần theo lô sẽ chọn được nhà đầu tư có năng lực khi Nhà nước thoái vốn Qua quá trình triển khai công tác thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ nhận thấy khi định giá theo quy định của pháp luật đã bán không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua hoặc mua không hết số cổ phần cần bán. Vấn đề này đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định về bán cổ phần theo lô nhằm khắc phục rủi ro Nhà nước bán không hết vốn, làm mất tỷ lệ nắm giữ chi phối sau khi thoái vốn không thành công, tạo điều kiện lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực, thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sau thoái vốn. Kiến nghị này đã được Chính phủ chấp thuận, sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Hiện Bộ chỉ đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại một số doanh nghiệp như: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng công ty Bảo đảm hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Bảo đảm hàng hải miền Nam. Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ công ích thiết yếu, không thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ. Xuân Thảo (ghi) Đại diện Bộ Xây dựng: Tiến độ xử lý của UBND địa phương quyết định tốc độ CPH các DN lớn Theo kế hoạch cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng có 4 DNNN thuộc diện CPH, gồm Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Cổ phần công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM). Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành CPH Tổng công ty IDICO (tháng 3/2018) và Tổng công ty Sông Đà (tháng 4/2018). Công tác CPH tại HUD và VICEM chưa đạt so với kế hoạch do trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất đối với tài sản công, xác định phương án sử dụng đất và giá đất. Cụ thể, HUD và VICEM là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Đặc biệt, HUD là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, tài sản phần lớn là giá trị quyền sử dụng đất của các dự án trải khắp nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, việc phê duyệt phương án sử dụng đất và giá đất cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ xử lý của UBND các địa phương. Bên cạnh đó, trong năm 2017, Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về CPH theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo tối đa lợi ích của Nhà nước, đặc biệt liên quan đến việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất, phương án đất và giá đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phương án CPH như Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần... nên các DN phải có thêm thời gian để thực hiện theo đúng các quy định này. Thu Hiền (ghi) Ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội: Cần xử lý nghiêm các DN sau cổ phần hóa nhưng không chịu lên sàn Các chính sách về cổ phần hóa DNNN có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán, trong đó dễ thấy nhất là giúp rút ngắn thời gian giao dịch cổ phần IPO; hạn chế tình trạng DN chây ỳ, né tránh việc niêm yết, đăng ký giao dịch sau cổ phần hóa, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mua cổ phần, theo đó hoạt động đấu giá cổ phần sôi động hơn. Đồng thời góp phần tăng quy mô, thanh khoản thị trường chứng khoán, đưa phương thức đấu giá IPO ở Việt Nam đến gần với thông lệ quốc tế; tăng cường khả năng huy động vốn; công khai minh bạch thông tin, đổi mới về quản trị… Sau cổ phần hóa một thời gian, phần lớn các DN đều có kết quả hoạt động tốt. DNNN cổ phần hóa là trụ cột của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu tính riêng số DN niêm yết thì hiện có đến 162 DNNN, chiếm 44%. Trên thị trường UPCoM có đến 457 DN cổ phần hóa, chiếm 54%. Những điều tích cực đó đã khẳng định sự đúng đắn của công tác cổ phần hóa. Nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm đối với những DNNN cổ phần hóa từ trước đây nhưng vẫn chưa đưa cổ phần lên UPCoM. Cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường UPCoM. Cùng với đó là phải nâng cao tính công khai, minh bạch và chất lượng hoạt động, quản trị của DNNN cổ phần hóa. Ông Vũ An Khang, Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC): Đồng bộ chính sách để tránh lúng túng trong triển khai Dù các văn bản quy phạm phát luật về cổ phần hóa, thoái vốn ngày càng hoàn thiện nhưng áp dụng vào trong thực tế muôn màu, muôn vẻ nên đơn vị tư vấn và DN cổ phần hóa, thoái vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Ví dụ như đối với phương án sử dụng đất, theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP, các DN cổ phần hóa phải rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa. Tuy nhiên, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty hiện đang xin giãn tiến độ cổ phần hóa do nhiều nguyên nhân, trong đó hầu hết bị chậm trễ trong công tác trình duyệt, phê duyệt phương án sử dụng đất. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, VVFC đề xuất Nhà nước cho phép kết hợp xác định giá trị DN đồng thời với việc tiếp tục trình duyệt phương án sử dụng đất và phải hoàn thành trước thời điểm kết thúc quá trình xác định giá trị DN. Đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị, từng khâu để xảy ra chậm trễ trong việc phê duyệt phương án sử dụng đất. Đối với đất thuê trả tiền thuê hàng năm, sự khác nhau giữa Nghị định 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP đang là vấn đề bất cập vì cổ phần hóa và thoái vốn bản chất đều là bán vốn Nhà nước. Cụ thể: Theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, đơn vị thuê đất hàng năm nộp tiền thuê đất theo giá đất cụ thể, chỉ ổn định trong một chu kỳ ngắn và không được cho thuê lại đất. Nghị định 126/2017/NĐ-CP không quy định giá trị lợi thế đối với quyền thuê đất hàng năm. Trong khi đó khi xác định giá trị vốn Nhà nước để thoái tại DN, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP lại yêu cầu phải xác định đầy đủ giá trị quyền thuê đất hàng năm. Như vậy có thể thấy đơn giá thuê đất hàng năm chỉ ổn định trong một chu kỳ ngắn và sẽ được điều chỉnh theo giá đất cụ thể tại thời điểm hết kỳ ổn định. Việc xác định giá trị quyền thuê đất hàng năm là không phù hợp về cả pháp lý và thực tiễn. Do vậy, VVFC đề xuất bỏ nội dung “xác định quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm” tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP để phù hợp với Nghị định 126/2017/NĐ-CP, đồng thời Nhà nước cần có những quy định chi tiết để xác định đơn giá thuê đất sát với thực tế, đảm bảo những vị trí đất thuận lợi, có khả năng sinh lời cao phải có giá thuê đất cao hơn những vị trí đất có khả năng sinh lời thấp, những vị trí đất có hệ số sử dụng đất cao phải có giá thuê đất cao hơn những vị trí có hệ số sử dụng đất thấp. Ngoài ra, VVFC cũng cho rằng, hiện có không ít DN thoái vốn đang lúng túng trong việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN; xác định giá tài sản là công trình nhà cửa, vật kiến trúc cũng như phương pháp định giá DN khi thoái vốn Nhà nước. Theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, việc xác định giá cổ phần tại các DN có vốn Nhà nước phải thực hiện theo phương pháp tài sản, nhưng trong thực tế nhiều DN có tỷ trọng vốn Nhà nước dưới 50%, thậm chí có DN có tỷ trọng vốn Nhà nước chỉ từ 5%-10%, rất khó khăn trong việc xác định giá cổ phần theo phương pháp tài sản bởi vì Công ty cổ phần không cung cấp tài liệu kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, đối chiếu công nợ,… Do vậy, VVFC đề xuất sửa nội dung này nhằm tạo điều kiện cho DN trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa . H.Vân (ghi) |
Tin liên quan
Nhanh và hiệu quả trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
08:03 | 02/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thoái vốn tại 6 doanh nghiệp thu về gần 330 tỷ đồng trong 5 tháng 2024
09:03 | 04/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau 20 năm cổ phần hóa, Rạng Đông đạt doanh thu tăng hơn 20 lần
16:03 | 27/04/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform