Báo chí cạnh tranh được mạng xã hội?
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có sự hoạt động của hơn 800 cơ quan báo chí cũng không phải là nhiều. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ cộng đồng mới là vấn đề đáng băn khoăn.
Suốt 10 năm đầu của thế kỷ XXI, mỗi tòa soạn đều tranh thủ chiếm lĩnh thị trường bằng việc tăng kỳ xuất bản và thêm ấn phẩm phụ. Cộng thêm sự có mặt của báo điện tử, cuộc cạnh tranh giữa các báo với nhau vừa âm thầm vừa quyết liệt. Biên độ đề tài của từng loại ấn phẩm dần dần bị lu mờ, báo ngày ăn qua đề tài của báo tuần, báo tuần ăn qua đề tài của báo tháng. Cứ thế, các ấn phẩm nguyệt san và bán nguyệt sang từ từ hết đất sống.
Mỗi tờ báo có tiêu chí hoạt động riêng biệt, nhưng trên thị trường là quan hệ cộng sinh. Báo ngày vẫn là nguồn thu chủ yếu của những người bán báo. Mỗi sáng, độc giả tạt qua sạp báo để mua tờ nhật trình yêu thích, và thuận tiện ngó nghiêng để chọn lựa thêm dăm tờ báo tuần hoặc tạp chí. Thói quen ấy của cư dân đô thị, đặc biệt là người Sài Gòn, đã tạo ra thị trường báo chí năng động. Vậy mà, với mong muốn lập lại trật tự vỉa hè, những sạp báo bên lề đường Sài Gòn đã bị quét sạch không thương tiếc. Người bán báo phải thuê mặt bằng để kinh doanh ư? Chả ai dại dột làm một bài toán tài chính ngây ngô như vậy. Mặt bằng vài chục triệu mỗi tháng, phải bán bao nhiêu báo mới có thể thu hồi vốn? Những người bán báo tận tụy đã thở dài buông xuôi, và quay sang tìm nghề mưu sinh khác. Các công ty phát hành báo một thời thịnh vượng cũng nhanh chóng đóng cửa.
Không có hệ thống phát hành, báo in dù có hay đến đâu cũng không thể đến tay bạn đọc. Đồng thời, kênh đặt báo dài hạn qua đường bưu điện cũng đã thay đổi phương thức tính cước theo cung đường vận chuyển. Càng về vùng sâu vùng xa, chi phí phát hành càng đắt. Chi phí phát hành gần bằng giá báo thì ai còn mặn mà đưa tờ báo về nông thôn nữa. Tiếng kêu đứt ruột của báo in vang lên, thị trường đô thị đã khủng hoảng mà thị trường nông thôn cũng không khả thi.
Để tiếp tục bám trụ, các tòa soạn chỉ còn một con đường: nhảy lên internet và cạnh tranh với mạng xã hội. Rất nhiều tờ báo chấp nhận thực tế, ấn phẩm báo in chỉ đầu tư cầm chừng và dồn nguồn lực cho báo điện tử. Ngay cả những cơ quan báo chí lớn mạnh nhất và điều hành chỉn chu nhất càng thấy rõ điều đó, Tổng Thư ký tòa soạn phụ trách báo điện tử, còn Phó Tổng Thư ký tòa soạn gác cửa báo in. Thông tin không còn phân định hàng ngày nữa, mà phân định hàng giờ, thậm chí hàng phút.
Vậy khi đã dịch chuyển qua báo điện tử, các cơ quan truyền thông sẽ yên tâm hành nghề chăng? Vâng, báo điện tử sẽ tha hồ tung tẩy, nếu không có mạng xã hội và điện thoại thông minh. Trước đây, những nhà báo nhạy cảm từng lo ngại dòng thác nhà nhà viết blog, người người viết blog sẽ làm ảnh hưởng thị trường báo chí. Thế nhưng, dù hai nền tảng BlogSpot và WordPress có chiêu mộ cỡ nào thì lực lượng viết blog cũng khá mỏng. Lý do, viết blog không khác gì viết báo, cũng cần cấu trúc như một bài báo hoàn chỉnh, rất tốn thời gian và tâm tư. Ngược lại, Facebook cho không gian mới mẻ hơn và tương tác tích cực hơn. Trên Facebook, ai cũng có thể làm “nhà báo công dân” mà không còn bất kỳ quy chuẩn gì. Vậy là Facebook trở thành thế lực, gây sức ép kinh khủng lên báo chí chính thống.
Thông tin trên Facebook ít được tin cậy? Đúng là trên Facebook có nhiều thông tin giả mạo và thông tin sai lệch, nhưng những thuật toán của Facebook tạo điều kiện cho mỗi trang cá nhân được liên kết đến đối tượng cụ thể và có cùng tần số nhận thức lẫn thẩm mỹ. Đừng nghĩ một lượt like hay mỗi lượt share hoàn toàn ngẫu nhiên. Facebook muôn hình vạn trạng, thông tin thô sơ thì kết nối với người đọc thô sơ, còn thông tin thô bạo thì kết nối với người đọc thô bạo. Facebook và Google chia lại thị phần quảng cáo của báo chí. Đồng thời, Facebook và Google cũng nắm thế thượng phong trên thị trường truyền thông của Việt Nam. Đáng lưu ý hơn, những hành vi ngỡ là giá trị ảo trên Facebook lại mang đến lợi ích thật. Và sự hình thành các nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng - KOLs (Key Opinions Leaders) cũng buộc các nhà báo đích thực phải chột dạ ngẫm nghĩ lại sứ mệnh đưa tin của mình. Một bài báo công phu có thể so sánh với một status ngàn like trên Facebook không? Đấy là câu hỏi cực kỳ nghiêm túc mà cũng cực kỳ đau đáu cho những ai còn xác định theo đuổi nghiệp báo.
Để chấn chỉnh mạng xã hội, không chỉ có Luật An ninh mạng, mà Hội Nhà báo Việt Nam cũng ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam” gồm 3 chương 7 điều. Thế nhưng, để cạnh tranh với mạng xã hội, thì báo chí không có con đường nào khác là tự quy hoạch nội dung một cách chuyên nghiệp và hấp dẫn. Đã qua rồi cái thời nhà báo chỉ hồn nhiên đưa tin đơn thuần. Các doanh nghiệp bây giờ không chỉ hứng thú quảng cáo trên Facebook hoặc Youtube, mà còn có cả đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp. Một thông cáo báo chí được phát ra, mà nhà báo chỉ chép lại thì không ai cần nhà báo nữa. Hay nói cụ thể hơn, bạn đọc không còn để mắt đến những nhà báo chỉ tác nghiệp giống như nhân viên PR ngoài hợp đồng lao động của các tổ chức. Bạn đọc đòi hỏi nhà báo phải biết phân tích và đánh giá thông tin theo một góc nhìn riêng biệt, mà người bình thường không thể viết trên Facebook. Nghĩa là tương lai của báo chí sẽ khước từ những người không biết làm gì thì đi làm báo như một nghề phổ thông, mà chỉ dung nạp những người sinh ra để làm báo với tư duy thiên bẩm và khả năng rèn luyện thật sự.
Nhiều năm qua, làng báo có không ít phóng viên đi tâng bốc doanh nghiệp để xin tài trợ, hoặc đi đe dọa doanh nghiệp để lấy quảng cáo, thậm chí có không ít phóng viên đi “đánh đấm” để tống tiền cơ sở. Thực trạng hoành hành của những phóng viên “tay sai” nửa mùa ấy rồi đến lúc phải chấm dứt. Nhà báo phải đi lại con đường chính đạo bằng trình độ và tâm huyết của mình. Những loại tin tức giật gân để câu view cũng không thể trường tồn, vì bạn đọc ngày càng tỉnh táo hơn. Cuộc sống hiện đại rất bận rộn với trăm thứ phải to toan và trăm thứ để thụ hưởng, bạn đọc chỉ bỏ thời gian và bỏ tiền bạc cho những thông tin bổ ích và thiết thực. Và từng ngày, báo điện tử sẽ thấm thía rằng những kỹ năng online với kỹ thuật “từ khóa” hay thao tác SEO kích hoạt công chúng “đu trend” cũng không thể nào an ủi sự tự trọng của những người làm báo chân chính.
Báo chí Việt Nam đang được quy hoạch lại và chuyển hướng theo phương thức đa phương tiện và mô hình tòa soạn hội tụ. Báo giấy buộc phải nhắm vào đối tượng độc giả khu biệt và báo điện tử buộc phải áp dụng các yếu tố trình diễn. Dĩ nhiên, nếu yếu tố trình diễn của báo điện tử chỉ có các clip thì không thể bằng các đài truyền hình. Yếu tố trình diễn của báo điện tử nằm ở những nghiệp vụ nâng cao như Long-form và Megastory. Và ở đó, mỗi nhà báo trình diễn bút lực, trình diễn ngôn ngữ, trình diễn cá tính...
Cái khái niệm “content is king” (nội dung là vua) hoàn toàn không lạc điệu và lỗi thời, khi báo chí muốn cạnh tranh với mạng xã hội. Nhà báo không còn là người đưa tin, mà phải là nhà quan sát và nhà bình luận với nền tảng tri thức và văn hóa sâu sắc. Nói cách khác, báo chí đưa tin phải nhường chỗ cho báo chí phân tích và báo chí giải pháp. Bạn đọc không chỉ cần biết cái đang xảy ra, mà còn cần biết cái sẽ xảy ra và nên xảy ra.
Nhà báo không còn là người đưa tin, mà phải là nhà quan sát và nhà bình luận với nền tảng tri thức và văn hóa sâu sắc. Nói cách khác, báo chí đưa tin phải nhường chỗ cho báo chí phân tích và báo chí giải pháp. Bạn đọc không chỉ cần biết cái đang xảy ra, mà còn cần biết cái sẽ xảy ra và nên xảy ra. |
Tin liên quan
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ
07:58 | 01/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
16:09 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
Thu ngân sách tháng 9 của ngành Hải quan tiếp tục đà giảm
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
Phối hợp ngăn chặn ma túy từ biên giới Tây Nam đến nội địa
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics