Báo động “chợ đen" vaccine Covid-19
Lô vaccine Covid-19 nhập khẩu đầu tiên trị giá trên 12 tỷ đồng | |
ICAO và WCO kêu gọi ưu tiên thông quan đối với vắc xin COVID- 19 và vật tư y tế | |
Năm Covid thứ hai |
Các thị trường có lợi nhất cho hoạt động mua bán ngoài "chợ đen" sẽ là những nơi có nhiều ca tử vong do Covid-19, vaccine không có sẵn hay tình trạng tham nhũng phổ biến. Ví dụ như Ukraine, nơi đã ghi nhận hơn 1,3 triệu ca mắc Covid-19 và gần 26.000 ca tử vong trong tổng dân số 40 triệu người. Chính phủ Ukraine đã chậm chạp trong việc mua vaccine vì hy vọng sẽ nhận được vaccine miễn phí từ Liên minh châu Âu (EU) và vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong nước. Ukraine đang chờ nhận 20 triệu liều vaccine từ Viện Huyết thanh của Ấn Độ và chương trình COVAX toàn cầu, cũng như vaccine của Pfizer/BioNTech, Oxford/AstraZeneca và Novavах.
Trong khi đó, cảnh sát Ukraine đang điều tra các báo cáo về việc một số người giàu và có ảnh hưởng ở nước này đã được tiêm vaccine sau khi trả tới 4.700 USD/liều, có thể là vaccine Pfizer. Các báo cáo cho biết vaccine này có thể được nhập từ Israel và một số quan chức cấp cao và doanh nhân hàng đầu của Ukraine đã được tiêm chủng một cách “lén lút”. Nếu vaccine đến từ Israel, các nhóm tội phạm có tổ chức của Israel có thể tham gia hoạt động mua bán ngoài luồng này.
Ít nhất có 7 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được sử dụng trên khắp thế giới. Được mong đợi nhiều nhất là các vaccine của Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp vaccine Pfizer và Moderna, trong khi các cơ quan quản lý của Anh đã phê duyệt cả 3 loại vaccine trên. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt để sử dụng khẩn cấp các vaccine của Pfizer, AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ (Covishield).
Tại Mỹ đang xuất hiện mối lo ngại rằng mọi người có thể cố gắng thao túng hệ thống tiêm chủng ở cấp bang theo nhiều cách, ví dụ như tuyên bố quy chế về những đối tượng nào được ưu tiên tiêm vaccine trước, phóng đại rủi ro sức khỏe của họ, sử dụng ảnh hưởng chính trị hoặc sự giàu có để được ưu tiên tiêm chủng. Ngoài ra, tình trạng đánh cắp vaccine cũng đáng lo ngại.
Giá vaccine ngoài "chợ đen" sẽ không chỉ dựa trên hiệu quả và nhu cầu mà còn căn cứ vào việc dễ dàng vận chuyển và bảo quản.
Giá trị nhất là các vaccine của Pfizer và Moderna, đã chứng tỏ hiệu quả lần lượt là 94% và 92%, tiếp đến là vaccine của AstraZeneca với hiệu quả khoảng 80%. Tất cả các vaccine này được dự định phải tiêm 2 mũi, nhưng theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet, mũi đầu tiên của vaccine Pfizer đạt hiệu quả tới 85%, do đó mũi thứ hai có thể không cần thiết.
Chi phí ban đầu của vaccine có lẽ không phải là một yếu tố quan trọng đối với các thương nhân "chợ đen" do quy mô của tỷ suất lợi nhuận tiềm năng. Vaccine của AstraZeneca được định giá khoảng 4,5 USD/liều, so với Pfizer là 25 USD và Moderna khoảng 47 USD. AstraZeneca tuyên bố họ không kiếm lợi nhuận từ vaccine, trong khi Pfizer và Moderna đang giảm giá cho các đơn đặt hàng với số lượng lớn.
Về mặt logic, vaccine của AstraZeneca sẽ dễ bán hơn ngoài "chợ đen" vì nó có thể được bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ 4°C, trong khi vaccine của Pfizer phải được bảo quản trong môi trường -70°C. Vaccine của Moderna có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C trong tối đa 30 ngày.
Việc thiếu hụt bất kỳ loại dược phẩm nào cũng sẽ sớm dẫn đến việc sản xuất hàng giả. Trên các web đen, giá vaccine ngừa Covid-19 dao động từ vài trăm USD đến vài nghìn USD. Nhiều sản phẩm có thể là hàng giả.
Tại Mỹ, trò lừa đảo liên quan Covid-19 đã trở nên phổ biến kể từ khi đại dịch bùng phát, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về việc tin tặc, tội phạm và những kẻ lừa đảo đang cố gắng phá vỡ chuỗi cung ứng vaccine hoặc nhắm mục tiêu vào những công dân dễ bị tổn thương.
Tại Australia, Cơ quan Quản lý Dược phẩm (TGA) đang phối hợp chặt chẽ với Lực lượng Biên phòng nước này để ngăn chặn và phát hiện hoạt động nhập khẩu và cung cấp vaccine bất hợp pháp. TGA cảnh báo họ sẽ có hành động chống lại hoạt động bị tình nghi bất hợp pháp này, đồng thời nêu rõ: “Việc không tuân thủ luật liên quan đến các mặt hàng dược phẩm, thuốc chữa bệnh ở Australia có thể sẽ phải nhận án phạt tiền hoặc ngồi tù”.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform