Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Sắp xếp tốt bộ máy và biên chế sẽ thúc đẩy cơ cấu lại chi ngân sách
Ngành Thuế phát động phong trào thi đua nước rút 3 tháng cuối năm | |
Nợ thuế không có khả năng thu làm mất cân đối bảng kế toán ngân sách | |
Năm thứ tư liên tiếp thu ngân sách nhà nước vượt dự toán |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 22/10. |
Thu từ sản xuất, kinh doanh vẫn là khoản thu cốt lõi
Theo Bộ trưởng, cùng với tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, tổng thu ngân sách nhà nước những năm qua đã đạt và vượt dự toán đề ra. Dự toán thu được tính trên cơ sở tăng trưởng kinh tế khoảng 6,8% và lạm phát khoảng 4%, nhưng thu ngân sách luôn tăng cao hơn tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ huy động vào ngân sách đạt khoảng 24,4% GDP và thuế phí 21% GDP, bình quân đạt mục tiêu đề ra. Riêng năm 2019-2020 tỷ lệ này sẽ thấp hơn, nhưng bình quân vẫn đạt mục tiêu đề ra.
Cùng với đó, chi ngân sách được điều hành tích cực, chi đầu tư phát triển bố trí năm sau cao hơn năm trước, đến 2020 bố trí khoảng 26,9% tổng chi ngân sách nhà nước và thực hiện cả giai đoạn là 27- 28% trong tổng chi ngân sách, cao hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu cả giai đoạn là 25-26%).
Theo Bộ trưởng, chi thường xuyên, mục tiêu đề ra là dưới 64%, nhưng dự toán năm 2020 chỉ chiếm khoảng 60,5% tổng chi ngân sách nhà nước. Chi thường xuyên đã giảm sâu, trong khi vẫn đảm bảo nguồn cho tăng lương bình quân hơn 7%.
Các cân đối lớn bội chi và nợ công giảm sâu, tốc độ tăng nợ công đã giảm hơn một nửa. Nếu như năm 2011-2015 là hơn 18% thì giai đoạn này chỉ hơn 8%. Quan trọng hơn là nợ công đã được cơ cấu lại tốt hơn trước rất nhiều, kỳ hạn bình quân danh mục trả nợ vốn vay trái phiếu, vay trong nước lên gần 7 năm, trong khi năm 2011-2012 là 2,9 năm. Lãi suất bình quân giai đoạn 2011-2013 phát hành là 12-13%/năm nhưng 2 năm gần đây xuống còn khoảng 4,6%, kỳ hạn 13 năm.
Về ý kiến cho rằng, thu ngân sách chưa thực sự bền vững và khi 3 khu vực của nền kinh tế (DNNN, DN FDI và khu vực ngoài quốc doanh) chưa đạt dự toán, tăng thu chủ yếu từ tài nguyên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải: thực tế này có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về chủ quan, để có thêm nguồn lực, thời gian qua đã dự toán thu ở mức cao. Khắc phục tình trạng trên, trong năm 2018-2019, Bộ Tài chính đã từng bước thay đổi, điều chỉnh giảm dự toán để phù hợp với thực tế của các địa phương. Trong bối cảnh đó, nguồn lực thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu, thu từ sử dụng đất khó tăng trưởng cao. Dự toán năm 2020 thu từ dầu thô chỉ chiếm 2,3% trong tổng thu ngân sách; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ còn 13,8%; thu từ đất còn 6% trong tổng thu ngân sách. Như vậy, thu chủ yếu tập trung vào 3 khu vực kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách, chiếm 44,8% trong tổng thu ngân sách.
Về khách quan, kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định, kiểm soát lạm phát, nhưng nhiều lĩnh vực DN còn khó khăn, năng lực sản xuất chưa ổn định, đặc biệt là DNNN khó tăng trưởng cao.
Khẳng định ngân sách ngày càng bền vững hơn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra dẫn chứng rằng: Năm 2019 thu từ 3 khu vực kinh tế đã tăng 10,9%, cao hơn dự kiến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, cao hơn các năm trước (năm 2016 mới chỉ tăng 9,9%, năm 2017 tăng 5,6%, 2019 tăng 9,7%). Tỷ trọng thu của 3 khu vực trong tổng thu cũng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2017 chiếm 39%, thì năm 2019 đã lên tới 42% tổng thu ngân sách nhà nước. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí của 3 khu vực này so với GDP của giai đoạn 2016-2019 cũng đã chiếm tới 10,2% GDP; cao hơn 9,9% của giai đoạn 2011-2015. Như vậy, 3 khu vực kinh tế đang phát triển rất nhanh, thể hiện tính bền vững của ngân sách nhà nước.
Ngược lại, các khoản thu từ tài sản, tài nguyên, thu từ đất, khai thác khoáng sản… có tăng so với dự toán nhưng xét về mặt tổng thể thì những khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần. Ví dụ thu từ quyền khai thác khoáng sản chỉ chiếm 0,3% tổng thu ngân sách nhà nước, từ nhà đất chiếm 8%,…
“Do vậy, chúng tôi khẳng định thu từ sản xuất, kinh doanh vẫn là khoản thu quan trọng, cốt lõi và cơ cấu thu chuyển dịch tích cực hơn, tỷ trọng thu nội địa tăng dần. Ước tính năm nay, sang năm, số thu nội địa khoảng 83,6% tổng thu, số còn lại là thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô sẽ giảm dần từ 36% giai đoạn trước còn 23% giai đoạn này và sắp tới chỉ còn 10%” – Bộ trưởng khẳng định.
Tỷ lệ huy động giảm do khó khăn trong điều chỉnh chính sách
Về ý kiến cho rằng tỷ lệ huy động từ thuế, phí, lệ phí không đạt mục tiêu 21% GDP, Bộ trưởng cho biết, tỷ lệ huy động đang có xu hướng giảm dần, năm 2019 dự kiến còn 20,2% và dự toán năm 2020 còn 19,4% GDP trong khi những năm trước là trên 21% GDP. Tuy giảm dần song dự kiến bình quân 5 năm vẫn đạt mục tiêu đề ra.
Lý do của việc tỷ lệ huy động giảm trước hết là do thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh, trong khi triển khai các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, cụ thể là điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tài nguyên, tài sản,… gặp rất nhiều khó khăn.
Thực tế, ngay từ đầu năm, ngành Tài chính đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu, phân công phân nhiệm tới từng cán bộ, từng công chức từ trên xuống dưới, theo từng địa chỉ để quản lý thuế, đôn đốc nợ thuế, thu nợ thuế và thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, số thu hồi nợ thuế luôn năm sau cao hơn năm trước và liên tục số thu nợ đọng bình quân đạt tới 80%.
Đối với ý kiến cho rằng tiến trình cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước diễn ra chậm, Bộ trưởng Bộ Tsfi chính cho rằng, quá trình cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội đang được triển khai một cách hiệu quả và thiết thực.
Một điểm đáng lưu ý được Bộ trưởng chỉ ra là trong quá trình thực hiện có thể thấy rõ là sự tương hỗ giữa việc cắt giảm biên chế với cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước.
“Đơn cử biên chế giảm được 2% là chúng ta sẽ có ngay 2% đó để cải cách tiền lương. Cho nên, nếu việc sắp xếp lại bộ máy và đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập được đẩy nhanh hơn thì sẽ góp phần rất lớn vào thúc đẩy cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Do đó, cần sự vào cuộc thật sự của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc điều hành ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt 69,8% dự toán
11:28 | 29/07/2024 Tài chính
(Infographics) Toàn cảnh bức tranh ngân sách nửa đầu năm 2024
14:28 | 10/07/2024 Tài chính
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform