Các gói kích thích kinh tế của ASEAN liệu có đủ để vượt qua suy thoái?
Thái Lan thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 46,1 tỷ USD |
Mức độ ảnh hưởng đối với các nền kinh tế ASEAN phụ thuộc vào việc dịch bệnh này sẽ được kiềm chế hiệu quả như thế nào. Tác giả bài viết trên báo The Business Times cảnh báo các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế, song kinh tế có thể phục hồi tăng trưởng thông qua các gói kích thích tài chính đủ lớn và phù hợp.
Trước khi dịch bệnh xảy ra, các nền kinh tế ASEAN năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng tích cực với hơn 6% ở Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Các nền kinh tế Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan tăng trưởng từ 3 - 5%. Brunei có mức tăng trưởng thấp nhất là 0,1%.
Tuy nhiên, việc duy trì đà tăng trưởng trong ASEAN, ít nhất là trong năm 2020, đã bị thách thức bởi dịch bệnh bùng phát và những phản ứng chính sách của các nước thành viên. Tất cả các nước ASEAN đều đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Biện pháp giãn cách xã hội làm giảm đầu vào lao động trong quá trình sản xuất, do đó làm giảm đầu ra của nền kinh tế. Nếu dịch bệnh tiếp tục hoành hành trong vài tháng tới, các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Nếu phải áp dụng đến biện pháp phong tỏa để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, tác động kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn so với biện pháp giãn cách xã hội. Không những lao động không thể đến nơi làm việc, biện pháp này cũng đồng thời hạn chế hoạt động tiêu dùng.
Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng là lĩnh vực quan trọng nhất trong chi tiêu tổng thể ở các nền kinh tế ASEAN, chiếm ít nhất 50% hoặc cao hơn ở 8/10 nước ASEAN, cụ thể là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Do đó, chi tiêu tiêu dùng giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bên cạnh đó, các nhà đầu tư khả năng sẽ giảm đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế, kéo theo GDP sụt giảm.
Để giảm tác động của đại dịch, các Chính phủ ASEAN áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế như sử dụng chính sách tài chính mở rộng hay chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc kết hợp cả hai. Chẳng hạn Singapore công bố 4 gói kích thích tài chính với tổng trị giá 44,9 tỷ USD (63,7 tỷ SGD) chiếm gần 13% GDP của nước này; Thái Lan thông qua gói tài chính trị giá 1.500 tỷ baht (46,1 tỷ USD) hay 8,9% GDP của nước này. Tuy nhiên, các gói kích thích tài chính ở một số nước ASEAN lại chỉ chiếm chưa đến 3% GDP.
Dù không có cách tiếp cận duy nhất phù hợp cho tất cả để sử dụng gói kích khích tài chính trong giai đoạn đại dịch, nhưng các nước ASEAN cần đánh giá tính hiệu quả của các gói kích thích đã triển khai để thăm dò khả năng tăng gói kích thích nhằm giảm tác động cả về sức khỏe lẫn kinh tế của dịch bệnh. Tác giả bài viết trên nhấn mạnh điều này là quan trọng bởi chỉ có gói kích thích tài chính đủ lớn mới có thể kéo các nền kinh tế vượt qua suy thoái. Cho dù việc thúc đẩy chi tiêu mạnh mẽ có khả năng dẫn đến lạm phát trong ngắn hạn, đó không hoàn toàn là tin xấu đối với các nền kinh tế ASEAN có mức lạm phát thấp.
Tin liên quan
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Việt Nam dự các cuộc họp quan chức cao cấp ASEAN, ASEAN+3 và EAS
09:09 | 23/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
ASEAN tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
08:23 | 11/08/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics