Cam kết của Việt Nam tại COP26: Việt Nam có khả năng thực hiện tốt
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp |
Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc cắt giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đồng thời tham gia Tuyên bố Glasgow cùng hơn 100 nhà lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Từ góc độ ngành lâm nghiệp, ông đánh giá như thế nào về những cam kết này?
Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, có những thành tựu quan trọng cả trong bảo vệ, phát triển rừng. Bằng chứng là, đến năm 2020, độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt 42,01%, trong khi con số này những năm 1990 chỉ 27,3%.
Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong lĩnh vực lâm nghiệp như nỗ lực đóng cửa rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng phát triển kinh tế, xây dựng các chuỗi giá trị với bảo tồn rừng và thiên nhiên.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam với những mục tiêu rất cụ thể như duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%.
Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 – 5,5%/năm; trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.
Từ trước đến nay, những cam kết của Việt Nam luôn được quốc tế tin tưởng, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm lớn. Việt Nam đã cam kết và có khả năng thực hiện tốt vì những cam kết này đều được thể hiện trong các chương trình hành động.
Thời gian qua, nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam được thể hiện khá rõ thông qua việc Việt Nam thực hiện tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về hiệu quả của chương trình này?
Việt Nam có chủ trương tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Đây cũng là một trong những trụ cột giảm phát thải khí nhà kính.
Việt Nam là đối tác của Ngân hàng thế giới (WB) qua Quỹ các bon lâm nghiệp, đồng thời cũng mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế khác để từng bước thương mại hóa khả năng giảm phát thải khí nhà kính.
Thực tế, rừng càng tốt, trữ lượng càng lớn thì lượng hấp thụ các bon càng nhiều. Việc mất rừng, suy thoái rừng càng hạn chế thì lượng giảm phát thải từ rừng càng lớn. Hiện, WB đang hoàn thiện các thủ tục để giải ngân 51,5 triệu USD dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon cho vùng rừng Bắc Trung bộ đến năm 2024.
Một số ý kiến cho rằng việc ngày càng chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ chính là một trong những thành công điển hình của Việt Nam trong phát triển rừng thời gian qua. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn duy trì khá tốt đà tăng trưởng, đặc biệt là chủ động được phần lớn nguồn nguyên liệu. Có thể nói, giải quyết bài toán nguyên liệu gỗ cũng là một trong những thành công của Việt Nam.
Về cơ bản, Việt Nam đã và đang giải quyết hiệu quả bài toán cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp nguồn gỗ hợp pháp và bền vững, nhờ triển khai một loạt chương trình, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp...
Xin ông cho biết, thời gian tới, ngành lâm nghiệp sẽ đẩy mạnh các giải pháp ra sao để góp phần hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam tại COP26?
Ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục bám sát chiến lược và quy hoạch lâm nghiệp để tổ chức triển khai các hoạt động, trong đó gắn kết cải thiện sinh kế với bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục xã hội hóa ngành lâm nghiệp; huy động nguồn tài chính mới trong đó có nguồn từ dịch vụ môi trường rừng, gắn việc phát triển rừng với tạo nguồn thu từ rừng và thu từ quốc tế, lấy nguồn thu đó phục vụ việc nuôi dưỡng, phát triển rừng ở Việt Nam.
Ví dụ, với dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon, các chủ rừng sẽ được hưởng lợi cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là các chủ rừng sẽ được chi trả trực tiếp từ dịch vụ các bon rừng giống như dịch vụ môi trường rừng. Còn hưởng lợi gián tiếp là thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng rừng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cần pháp lý minh bạch và ổn định để phát triển năng lượng tái tạo
13:15 | 19/07/2024 Kinh tế
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hơn 13.000 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng
17:04 | 16/07/2024 Kinh tế
Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
16:37 | 08/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics