Cam kết về lao động: Rào cản trong các FTA thế hệ mới
Giai đoạn 2016 – 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều từng bước cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đây là cơ hội cho các các DN tận dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo DN về những tác động không ngờ từ các FTA có thể ảnh hường đến thị trường tiêu dùng. Điển hình như cam kết về lao động.
Theo các cam kết này, nếu một nước nào duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng thì được cho là có chi phí sản xuất thấp hơn các nước thực hiện tiêu chuẩn lao động cao. Điều này vô hình trung dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng dựa trên quyền lao động rẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho hay, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đều bắt buộc bên tham gia hiệp định thực hiện quyền tự do liên kết và thương lượng; xóa bỏ lao động cưỡng chế, bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động. Do vậy, các DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày phải chú ý đến vấn đề này, tránh những rủi ro không đáng có
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, có thể việc sử dụng lao động trẻ em không ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện cam kết, hoặc đối tác không dừng cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, nếu thông tin DN sử dụng lao động trẻ em lan truyền trên thị trường thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm. DN XK bị ảnh hưởng nặng, thị trường tiêu thụ có nguy cơ bị thu hẹp.
Từ trước đến giờ ngành dệt may và da giày chưa bị sự cố trên nhưng ngành thủy sản gặp rất nhiều về vấn đề lao động trẻ em, điều kiện sản xuất không đạt, môi trường chưa tốt,… Sự cố trên có thể xuất phát từ cuộc khảo sát một hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng nào đó.
Cũng nằm trong khuôn khổ của cam kết lao động, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP và EVFTA cũng có những cam kết lao động mà DN cần chú ý để tránh vi phạm. Điển hình, trong quy định bình đẳng, không được phân biệt đối xử trong lao động đối với nữ giới, quấy rối tình dục; thai sản, trách nhiệm gia đình; tuổi tác… Các DN không nên căn cứ vào cơ chế giám sát trong thực hiện cam kết lao động mà vi phạm vì cơ chế giám sát thị trường luôn tồn tại buộc DN phải để ý mà tuân thủ. Cơ chế giám sát thị trường quan trọng hơn cả cơ chế giám sát chính thức.
Nhiều hiệp định thương mại (FTA) tự do thế hệ mới có hiệu lực giúp hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào thị trường Việt Nam, nhưng ở chiều ngược lại các FTA cũng được xem là tấm giấy “thông hành” để Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài. Theo lộ trình, DN Việt Nam buộc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về cam kết lao động ở mức độ phù hợp với Việt Nam, sau đó điều chỉnh từ từ. Bởi vì, Việt Nam không thực hiện từ 3 năm đầu thì các nước chưa dừng việc cắt giảm, xóa bỏ thuế quan ưu đãi. 5 năm sau chưa thực hiện thuế quan vẫn thực hiện bình thường nhưng sẽ có 2 năm nữa để rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động được coi trọng. Do người lao động trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế. Theo Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nếu như thời điểm thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chỉ có 4 FTA có nội dung về lao động thì từ 2008 – 2016 có 77 FTA có nội dung này, chiếm 64%.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform