Cần chính sách đặc thù tạo sức bật cho mía đường Việt Nam
“Chặn” đường Thái bán phá giá, mía đường trong nước khởi sắc | |
Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, đường Việt tăng sức bật | |
Ngành Mía đường Việt Nam lắng nghe kinh nghiệm của các nước |
Bà con nông dân thu hoạch mía. Ảnh minh họa: TTXVN |
Đường nhập khẩu áp đảo
Theo báo cáo “Chuỗi cung ngành mía đường Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về phát triển bền vững” do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) phối hợp với Tổ chức Forest Trends công bố mới đây, với diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường, Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á (sau Thái Lan, Indonesia, Philippines) và thứ 15 trên thế giới về diện tích trồng mía. Khâu sản xuất mía là khâu đầu tiên của chuỗi cung, với sự tham gia chủ yếu khoảng trên 126.000 nông hộ ở nhiều vùng trên cả nước.
Trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam NK 1,2-1,8 triệu tấn đường. Trong đó, NK chính ngạch chiếm từ gần 30-90% trong tổng lượng NK, tùy theo từng năm; phần còn lại (10- 70%) là đường nhập lậu. Đường NK cả chính ngạch và nhập lậu chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập vào Việt Nam thông qua đường bộ từ Campuchia và Lào. |
Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký VSSA cho biết, điểm đáng chú ý là, những năm gần đây ngành mía đường Việt Nam có xu hướng suy giảm... Diện tích trồng mía giảm mạnh, năng suất mía đi xuống, số lượng nhà máy đường phải đóng cửa hoặc giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động, nhiều hộ chuyển đổi cây mía sang các loại cây trồng khác. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lượng cung đường nội địa. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm này là do ngành mía đường bước vào hội nhập chính thức. Cánh cửa thị trường nội địa mở rộng cho dòng đường NK với mức giá cạnh tranh khốc liệt với giá đường sản xuất trong nước.
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực với mặt hàng đường tại Việt Nam từ 1/1/2020, cho phép đường của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt từ Thái Lan (cường quốc sản xuất đường) được NK vào Việt Nam với mức thuế từ 0 - 5%. Ngoài ra, Việt Nam còn NK từ 67.000 - 190.000 tấn đường lỏng sirô ngô (HFCS) cũng đang tạo áp lực cạnh tranh rất lớn lên sản xuất trong nước.
“Bên cạnh nguyên nhân này còn phải kể đến việc một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan, vẫn duy trì các chính sách bán phá giá và trợ giá sản xuất đường trong nước, từ đó dẫn đến mức giá XK thấp. Mức giá thấp trong bối cảnh hội nhập làm cho luồng NK tràn vào Việt Nam, không chỉ qua kênh chính ngạch mà cả qua kênh nhập lậu. Ngành sản xuất đường trong nước không cạnh tranh được với luồng cung NK này”, ông Lộc nhấn mạnh.
Xây dựng chính sách đặc thù liên kết chuỗi
Ngoài “cơn lốc” đường NK, theo ông Cao Anh Đương, quyền Chủ tịch VSSA, hiện nay đang tồn tại một số vấn đề có tác động trực tiếp đến tính bền vững của ngành. Đó là tình trạng thiếu các chính sách hoặc các chính sách chưa đủ mạnh, chưa hiệu quả nhằm khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành mía ở những vùng có lợi thế, duy trì và mở rộng diện tích trồng mía, đảm bảo nguồn cung cho chế biến đường; quy hoạch/định hướng gắn kết vùng trồng mía nguyên liệu với phát triển hệ thống nhà máy chế biến đường; kiểm soát tình trạng nhập lậu và gian lận thương mại xuyên biên giới các sản phẩm đường; định hướng phát triển nguồn mía nguyên liệu chất lượng cao.
“Chính sách quản lý ngành mía đường của nhà nước còn mang tính tình thế, nhiều bất cập, rời rạc và thiếu đồng bộ, chưa tạo được sự cân bằng đối với các quốc gia láng giềng. Hiện, còn thiếu chính sách về tỷ lệ chia sẻ lợi ích giữa nông dân và nhà máy cũng như chính sách kiểm soát giá mía, đường và sự minh bạch trong phân tích xác nhận chữ đường và tỷ lệ tạp chất”, ông Đương nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Tổ chức Forest Trends nhìn nhận, nhằm giúp ngành mía đường nâng cao sức cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai trước tiên cần xây dựng chính sách đặc thù về liên kết chuỗi. Hình thành liên kết chuỗi không chỉ đơn giản là nhà máy đường và hộ dân trồng mía tự nguyện tham gia vào liên kết mà còn đòi hỏi vai trò quan trọng của Nhà nước. Chính sách này cần quy định rõ ràng về tỷ lệ phân chia lợi ích giữa người trồng mía và các bên tham gia chuỗi cung, đặc biệt là các nhà máy. “Cần đảm bảo lợi ích của người dân ở mức 60 - 70%. Mô hình về tỷ lệ phân chia này đã thành công tại các quốc gia như Thái Lan, Philippines và Indonesia”, ông Phúc thông tin thêm.
Nội dung quan trọng tiếp theo được ông Tô Xuân Phúc đề cập tới là phải nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất; nâng cao sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ. Hình thức cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra phổ biến giữa các DN chế biến trong ngành, bao gồm cả hệ thống thương lái cấu kết với các DN trong việc tranh mua bán nguồn mía nguyên liệu. Nâng cao cạnh tranh trong khâu chế biến đòi hỏi các hoạt động cạnh tranh của các nhà máy và hệ thống thương lái lành mạnh và minh bạch hơn. Chính quyền địa phương có thể đưa ra các quy định với sự tham vấn đầy đủ của các bên liên quan trong các hoạt động thu mua chế biến của các nhà máy và hệ thống thương lái.
Ông Cao Anh Đương nhấn mạnh yếu tố tăng cường kiểm soát đường NK, đặc biệt là đường nhập lậu. Kiểm soát hiệu quả đường nhập lậu tạo cơ hội trong việc mở rộng NK theo đường chính ngạch và thúc đẩy sản xuất trong nước. Các cơ chế kiểm tra giám sát cả ở cấp Trung ương và địa phương cần quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xử phạt nghiêm minh đối với các hình thức vi phạm, kể cả đối với cán bộ quản lý.
“Ngoài ra, cũng cần thiết lập ngay hệ thống mã QR code truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đường và bắt buộc yêu cầu tất các nhà sản xuất, XK, NK đường và phân phối đường ở Việt Nam phải tham gia hệ thống này, tích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia và quốc tế. Điều này nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn đường NK, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chống buôn lậu đường và Quản lý thị trường kiểm soát, kiểm tra và xử phạt các gian lận thương mại đường nhập lậu”, ông Cao Anh Đương bày tỏ quan điểm.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics