Cần chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu
Đề xuất hàng hóa XK tại chỗ được áp dụng thuế suất như hàng hóa XK | |
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hướng tới chuỗi sản xuất toàn cầu |
Nhiều quốc gia đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. |
Nhiều quốc gia đã triển khai
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng, đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Theo Quy tắc này, các công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Điều này có nghĩa, khi các công ty này đi đầu tư ở nước ngoài mà nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% thì sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước nơi họ có trụ sở chính.
Gần đây, ngày 15/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ năm 2024.
Hiện, Chính phủ các nước đầu tư và nhận đầu tư đều đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. Cụ thể, Quốc hội Hàn Quốc cũng đã thông qua Đạo luật điều chỉnh thuế, trong đó sẽ áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Chính phủ Nhật Bản cũng đã thông báo Dự thảo cải cách thuế, tiến tới việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm tài chính 2024 và sẽ trình Quốc hội phê duyệt. Đây là các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, do đó, việc chính thức áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có nhiều tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, và tác động này đã rất cận kề với thời gian áp dụng của các quốc gia khác dự kiến từ năm tài chính 2024.
Malaysia hay Hong Kong (Trung Quốc) cũng sẽ chính thức áp dụng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu từ 2024. Ngày 14/2/2023, Singapore đã thông báo kế hoạch dự kiến về việc áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2025.
Theo nhiều chuyên gia, xét về mục tiêu phát triển kinh tế toàn cầu và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các quốc gia, Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một cải cách thuế tiến bộ, nhằm hạn chế thực trạng nhiều công ty lớn lập kế hoạch giảm thiểu thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang các “thiên đường” thuế, hay hoạt động kinh doanh qua nền tảng số xuyên quốc gia mà không hiện diện vật lý.
Cần chủ động
Có thể thấy, tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam đã rất rõ ràng và cấp bách, thể hiện rõ nhất trong 2 lĩnh vực: thuế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo Tổng cục Thuế, hiện nay, Việt Nam đã ký 83 Hiệp định thương mại với các nước và tổ chức trên thế giới. Đầu tư vào Việt Nam khác rất nhiều với đầu tư vào các "thiên đường" thuế. Trong hơn 386.000 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam, các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí đốt và bất động sản. Hiện thuế suất ưu đãi dành cho các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam dao động từ 2,75% đến 5,95%. Mức thuế này thấp hơn đáng kể so với thuế suất thông thường 20% cũng như thấp hơn mức thuế đã thống nhất gần đây là 15%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, một khi Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu được thực hiện, các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam có thể phải chịu thêm một số hình thức thuế bổ sung. Cơ quan Thuế tại nước sở tại sẽ có quyền yêu cầu khoản thanh toán bổ sung này nằm trong phạm vi thuế suất thực tế nộp tại Việt Nam dưới 15%. Do đó, sức hấp dẫn của thuế suất thấp hơn và ưu đãi thuế sẽ giảm đi đáng kể vì các công ty sẽ bị đánh thuế với mức thuế suất tối thiểu 15%, bất kể họ hoạt động kinh doanh ở đâu.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, tham gia Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, chúng ta cần giải quyết được các câu hỏi: Làm gì và làm như thế nào để khi thực thi Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu Việt Nam vẫn giữ chân các nhà đầu tư lớn và đảm bảo được sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư… Vì vậy, Việt Nam nên chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu khoảng 15%, cùng với đó, sửa Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật Đầu tư để luật hoá cam kết này. Cần thành lập tổ công tác gồm các cơ quan thuế, đầu tư, xây dựng, lao động và khoa học công nghệ để nghiên cứu, đề xuất chính sách giải pháp phù hợp cho Việt Nam.
Theo ông Thomas McClelland – Phó Tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, thuế tối thiểu toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài của các chính sách ưu đãi thuế hiện tại của Việt Nam cho các tập đoàn đa quốc gia thuộc phạm vi áp dụng. Nếu Việt Nam không có những cải cách hợp lý và kịp thời về chính sách ưu đãi thuế, trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh là các quốc gia đang thu hút và nhận đầu tư nước ngoài cân nhắc các biện pháp và chính sách ưu đãi đầu tư thuận lợi hơn để thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu thì Việt Nam có thể bị bỏ lại phía sau trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đó, không chỉ các doanh nghiệp đa quốc gia lớn mà cả các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ thuộc chuỗi giá trị có thể chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang các quốc gia khác hoặc không tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Hải quan Quảng Ninh lên phương án phòng, chống bão số 3
13:48 | 06/09/2024 Hải quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
00:00 | 10/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
18:04 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
08:12 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thống nhất thực hiện chính sách giảm thuế GTGT đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ
12:29 | 31/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả lại
12:25 | 31/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn quy định hàng hóa gia công cho doanh nghiệp chế xuất
09:51 | 30/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics