Cần có bộ tiêu chí xác định lĩnh vực, dự án xanh để khơi thông dòng vốn xanh
Khơi thông dòng vốn xanh vào ngành nông nghiệp, hướng tới Net Zero Cần chính sách đột phá để thu hút đầu tư tăng trưởng xanh Tín dụng xanh cần khơi thông |
Ông đánh giá như thế nào về việc áp dụng ESG trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay?
Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) hiện là một xu hướng toàn cầu và Việt Nam là thành viên trong môi trường chung đó. Đây có thể coi là một “ngôn ngữ” ngày càng phổ biến và trở nên bắt buộc trong sự phát triển của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Do đó, việc ứng dụng chuẩn mực ESG trong phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động tài chính nói riêng là một hoạt động mang tính chiến lược. Điều này đòi hỏi không chỉ các DN, các tổ chức tài chính mà cả các Chính phủ cũng cần có sự chủ động và xây dựng được cho mình chiến lược phù hợp để đón đầu xu thế này. Trong đó, vừa tận dụng lợi thế, cơ hội từ ESG vừa chủ động ứng phó với thách thức từ các chính sách, yêu cầu về chuẩn mực ESG sẽ được đặt ra.
Hiện ESG vẫn là một khái niệm khá mới mẻ, ông có khuyến nghị như thế nào để phát triển ESG mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực ngân hàng?
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, các nội dung cụ thể, các cấu phần của ESG như vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội hay quản trị vẫn đang tiếp tục được hình thành và phát triển, hoàn thiện các hệ thống chuẩn mực.
ESG là hệ thống các tiêu chuẩn về phát triển mà các Chính phủ, DN và các định chế tài chính cần phải tuân thủ và áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh của mình. Với các chuẩn mực này, ESG không chỉ đơn thuần là một đích đến mà là một hành trình và không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các ngành, lĩnh vực khác nhau cũng liên tục hoàn thiện các chuẩn mực để hướng tới bảo vệ môi trường và tạo ra một môi trường bền vững hơn.
Vì vậy, việc triển khai các chuẩn mực ESG thời gian qua và trong thời gian tới đã và sẽ tiếp tục đòi hỏi có những thay đổi, điều chỉnh mà các tổ chức nói chung và các định chế tài chính ngân hàng nói riêng cần phải liên tục bám sát để chủ động điều chỉnh chính sách hoạt động của mình cho phù hợp.
Trong việc triển khai ESG, bên cạnh sự chủ động của các định chế tài chính nói riêng và các tổ chức nói chung trên thị trường, gần đây một số nước trên thế giới đã bắt đầu có những chính sách mang tính bắt buộc như chính sách thuế hoặc biện pháp kỹ thuật để có thể tác động vào hành vi cũng như chiến lược phát triển của các tổ chức ở trên thị trường. Qua đó hướng hành động của các tổ chức nói chung và các định chế tài chính nói riêng tới các hoạt động đạt chuẩn ESG.
Về phía các DN, hiện việc tiếp cận dòng vốn xanh của các DN đang vướng ở đâu và ông có những đề xuất giải pháp gì để tháo gỡ vướng mắc này?
Nói tới tài chính xanh là nói tới các hoạt động tài chính hướng đến việc phát triển xanh, bảo vệ môi trường. Vậy thì thế nào là xanh, thế nào là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường? Điều này cần có những chuẩn mực và có những tiêu chí cụ thể.
Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành khá nhiều chính sách, ví dụ như Luật Bảo vệ môi trường, các chiến lược về phát triển bền vững; Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chiến lược phát triển ngân hàng xanh, chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh; Bộ Tài chính đã có chính sách về trái phiếu xanh; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán có Bộ chỉ số về DN phát triển bền vững… Như vậy, các quy định đã được Việt Nam ban hành khá tương đối, nhưng vẫn thiếu bộ tiêu chí về lĩnh vực xanh.
Hệ thống tiêu chí đó phải gắn liền với các chính sách khuyến khích cụ thể liên quan đến các ưu đãi về thuế và các thủ tục hành chính, cơ chế chính sách để hỗ trợ DN, các tổ chức trên thị trường trong việc triển khai các dự án xanh. Bởi các tổ chức tài chính, các DN đều là các đơn vị kinh doanh, nên bên cạnh tinh thần tự nguyện trong việc triển khai các hoạt động phát triển xanh, các đơn vị này còn phải đảm bảo lợi nhuận thì mới tiếp tục duy trì hoạt động và đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia cũng như toàn cầu.
Do đó, việc phát triển các dự án xanh đòi hỏi có sự tính toán rất rõ ràng, cụ thể về mặt hiệu quả. Bên cạnh hiệu quả về mặt môi trường, xã hội còn phải tính đến hiệu quả về mặt kinh tế. Nếu không đảm bảo hiệu quả kinh tế thì chắc chắn DN, tổ chức không thể triển khai các hoạt động để đảm bảo hiệu quả về mặt môi trường và xã hội. Hiện một số nước đã có những chuẩn mực khá rõ ràng về phát triển xanh để làm cơ sở xác định được đâu là lĩnh vực xanh, đâu là dự án xanh được khuyến khích đầu tư và phát triển. Hệ thống chuẩn mực, tiêu chí xanh này sẽ là cơ sở để dẫn dòng vốn của thị trường tài chính đến đúng địa chỉ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tìm nguồn lực cho giao thông xanh
08:01 | 02/09/2024 Kinh tế
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform