Cần lập một “ma trận" phân loại nợ thuế
Thời gian qua, công tác quản lý nợ thuế luôn được ngành Thuế coi là công việc trọng tâm với nhiều biện pháp cụ thể, liên tục. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu giảm số nợ thuế xuống tỷ trọng dưới 5% cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn là bài toán khó. Theo ông nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu?
Kinh tế khó khăn, đi kèm với đó là lãi suất vay vốn cao dẫn đến hệ lụy là khá nhiều DN phải đối mặt với sự eo hẹp về tài chính và theo đó cũng dây dưa, chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế. Một số DN nợ nhiều do xây dựng những công trình nhà nước, đòi hỏi phải có khối lượng vốn lớn trong khi tình trạng giải ngân cho DN chậm, dẫn đến chậm trễ nộp thuế.
Ngoài ra, một bộ phận DN, tổ chức kinh tế và cá nhân có ý thức tuân thủ pháp luật kém, sẵn sàng vi phạm pháp luật miễn là đạt được lợi ích cục bộ.
Cũng có một bộ phận không nhỏ DNNN làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Sự kém hiệu quả của DNNN chính là một trong những nguyên nhân khách quan khiến số nợ thuế của khu vực này quá cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số nợ thuế thời gian qua.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay, bên cạnh các DN nợ thuế do khó khăn thực sự, vẫn còn nhiều DN đang cố tình chây ì không chịu nộp thuế do nhiều nguyên nhân như: Phạt chậm nộp của cơ quan Thuế thấp hơn lãi suất ngân hàng; ngành Thuế chưa có chế tài đủ mạnh để "ép" DN nộp thuế... Điều này có đúng không thưa ông?
Nhận định trên đúng một phần. Quả thật, so với lãi suất ngân hàng cho vay bình quân hiện nay (lãi suất thực tế, bao gồm cả các chi phí có liên quan để vay được vốn ngân hàng) thì tỷ lệ tính tiền chậm nộp thuế hiện hơi thấp. Vì lẽ đó, một số DN khó khăn về vốn kinh doanh đã chấp nhận nộp chậm tiền thuế để được sử dụng vốn với chi phí thấp hơn vay vốn ngân hàng và thấp hơn nhiều nếu vay vốn của cá nhân hoặc các tổ chức khác.
Còn nói chế tài chưa đủ mạnh thì không hoàn toàn đúng. Luật Quản lý thuế đã quy định các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và nếu thực hiện tốt các biện pháp này thì thực sự đủ mạnh rồi. Không lẽ kê biên và bán đấu giá tài sản, công bố hóa đơn không còn giá trị sử dụng và thu hồi mã số thuế, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn chưa đủ mạnh sao? Vấn đề ở đây là sự kiên quyết trong tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan để cưỡng chế nợ thuế ở một số địa phương chưa tốt.
Thêm vào đó, cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh những người nộp thuế khó khăn về vốn nên chiếm dụng tiền thuế thì một bộ phận rất lớn số nợ thuế là của những DN bỏ trốn, DN “ma” – đây là những DN cố tình thành lập ra để gian lận thuế, mua bán hóa đơn, có ghi nhận doanh thu nhưng cố tình nợ thuế để sau đó bỏ trốn để trốn thuế. Số nợ thuế này gần như không có khả năng thu hồi.
Ảnh: ST. |
Vậy, để công tác quản lý nợ thuế được hiệu quả, ngành Thuế cần phải thay đổi những gì thưa ông?
Để công tác quản lý nợ thuế được hiệu quả, cơ quan Thuế có nhiều việc phải làm. Trong đó, trọng tâm là các công việc sau:
Ngành Thuế phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý thuế sao cho sát với thực tiễn quản lý. Theo đó, cần tăng tỷ lệ tính tiền chậm nộp và điều chỉnh điều kiện và trình tự thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Cần lập một "ma trận" phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế.
Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế.
Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong tổ chức thực hiện cưỡng chế bởi cưỡng chế nợ thuế là việc một mình ngành Thuế không thể làm được. Có như vậy, việc cưỡng chế nợ thuế mới thực sự hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam: Nhiều lợi ích khi đóng thuế đầy đủ “DN có ý thức tuân thủ pháp luật thuế tốt, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, đúng hạn được rất nhiều lợi ích. Trước hết, khi DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan Thuế. Điều này có ý nghĩa không chỉ ở việc DN sẽ được cơ quan thuế nêu gương, tuyên dương, mà còn được tạo nhiều điều kiện thuận lợi như được ưu tiên hoàn thuế trước… Ngược lại, nếu DN có tâm lý cố tình chây ỳ nợ thuế, thì cơ quan thuế sẽ đưa DN vào nhóm đối tượng thuộc diện rủi ro cao hay quá trình thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế… cũng kiểm soát chặt hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện công bố các DN còn nợ thuế là một nội dung để đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế. Theo đó, cơ quan Thuế phải nêu bật được những đơn vị chấp hành tốt, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Đồng thời, những DN còn chậm nộp thuế, nợ thuế cũng phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để thúc đẩy việc giảm thiểu nợ thuế, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước . Thực hiện công khai các đơn vị nợ thuế nhằm mục tiêu thúc đẩy DN nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Do đó, DN cần thu xếp nguồn tài chính để nộp các khoản tiền nợ thuế vào NSNN trước khi bị áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn”. Ông Nguyễn Đức Định, Giám đốc Công ty Tư vấn Xây dựng Miền Trung: Đòi lại sự công bằng cho doanh nghiệp “Trong môi trường phát triển kinh tế hiện nay, quan trọng nhất là sự công bằng. Đã làm ăn kinh doanh có lãi thì đương nhiên phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Điều này vừa đem lại lợi ích cho đất nước vừa đem lại lợi ích cho DN. Nếu có việc một DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng lại cố tình trốn tránh không chịu đóng thuế thì cơ quan Thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác “mạnh tay” xử lý. Như vậy sẽ tránh được việc tạo tiền lệ xấu cho các DN khác làm theo. Đồng thời tạo ra được một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng cho các DN thực sự có năng lực khác”. Bảo Minh |
Tin liên quan
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
20:08 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics