Cần những đánh giá xác đáng khi doanh nghiệp gỗ than khó vì chậm hoàn thuế
Ảnh minh họa: Nguyễn Thanh |
Gặp trở ngại do quy trình xác minh nguồn gốc
Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguồn gỗ rừng trồng, đặc biệt các doanh nghiệp dăm gỗ, ván bóc/ván ép, viên nén đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ông Thang Văn Thông, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hào Hưng chia sẻ, từ cuối tháng 9 đến nay, tình hình xuất khẩu dăm gỗ đang chậm lại và giá đang giảm. Dự kiến giá dăm sẽ tiếp tục giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phải thu mua nguyên liệu đầu vào cho bà con, đồng thời còn phải lo các khoản chi như tiền công nhân, lãi suất ngân hàng, tiền hàng..., nhưng một phần vốn đang đọng trong khâu hoàn thuế VAT.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, tình trạng ách tắc trong việc hoàn thuế VAT là do hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 429/TCT TTKT, Công văn số 2124/TCT-TTKT, Công văn số 2928/TCT-TTKT và Công văn số 4569/TCT-TTKT. Theo các văn bản này, gỗ và các mặt hàng gỗ được làm từ gỗ rừng trồng trong nước là các mặt hàng có độ rủi ro cao về thuế; nên yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với cơ quan công an, hải quan, chính quyền địa phương… trong việc xác minh nguồn gốc gỗ.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, vướng mắc hoàn thuế nằm ở quy trình xác nhận nguồn gốc sản phẩm. Quy định yêu cầu xác nhận tới tận chủ rừng, nhưng đây là vấn đề khó thực hiện với các doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhiều nguồn rừng trồng.
Hiện 80% nguồn nguyên liệu sử dụng trong ngành gỗ là nguồn gỗ từ rừng trồng, cây phân tán, cao su thanh lý trong nước, trong đó chiếm 60% là gỗ trồng rừng của hàng trăm nghìn hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, do khối lượng khai thác ít, manh mún và đều ở vùng sâu, vùng xa, nên hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đều không mua trực tiếp được nguyên liệu từ người dân/hộ trồng rừng mà phải mua từ các công ty thương mại. Các công ty thương mại này lại mua nguyên liệu đầu vào từ rất nhiều đơn vị khác nhau, có thể là đơn vị thương mại khác, hay người dân, hay cơ sở sản xuất nhỏ lẻ… để gom được khối lượng gỗ đủ lớn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Vì thế, các doanh nghiệp cho rằng, việc xác minh nguồn gốc sẽ mất rất nhiều thời gian, trong khi nguyên tắc của doanh nghiệp là có hợp đồng mua bán, có chứng từ nhập kho đầy đủ và khi xuất khẩu thì cơ quan hải quan là người cuối cùng kiểm soát, nên các doanh nghiệp là “làm thật và xuất thật”.
Tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính cũng có nhắc tới khó khăn này. Theo Ban IV, vấn đề hoàn thuế VAT cho các mặt hàng xuất khẩu của ngành gỗ đang gặp nhiều trở ngại do quy trình xác minh nguồn gốc, nên tạo ra thách thức cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về dòng tiền.
Cần đánh giá kỹ lưỡng và sẻ chia
Trước những vấn đề này, công văn mới đây gửi Bộ Tài chính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị tháo gỡ khó khăn đối với việc xác nhận nguồn gốc gỗ rừng trồng trong việc hoàn thuế VAT; đồng thời khuyến nghị cơ quan Thuế cần có những đánh giá kỹ lưỡng hơn trong việc phân loại, áp dụng rủi ro đối với các sản phẩm gỗ, nhất là đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có uy tín.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan Thuế cả nước đã giải quyết hoàn thuế VAT đối với 2.998 đối tượng thuộc diện kiểm tra trước hoàn; số thuế không đủ điều kiện hoàn qua kiểm tra hồ sơ là 1.870 tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng số thuế đề nghị hoàn. Về thanh tra, kiểm tra sau hoàn, ngành Thuế đã thực hiện được 4.646 cuộc với tổng số thuế truy hoàn và phạt là 414,39 tỷ đồng. |
Nhận xét về vấn đề này, theo ý kiến của PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính), nhiều năm qua, trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện và xử lý không ít các doanh nghiệp gian lận hoàn thuế VAT. Việc hoàn thuế VAT cho các doanh nghiệp gỗ được xếp vào nhóm rủi ro cao nên cần xem xét điều kiện cụ thể để xem có hiện tượng gây khó dễ cho doanh nghiệp trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế hay đây là nghiệp vụ tất yếu cơ quan thuế cần làm để phòng chống gian lận hoàn thuế, từ đó có đánh giá xác đáng về hiện tượng chậm giải quyết hồ sơ hoàn thuế VAT như doanh nghiệp phản ánh.
Trước đó, trả lời doanh nghiệp về vấn đề hoàn thuế VAT tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2022 vào ngày 22/11/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, qua tìm hiểu, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đều thu mua nguyên liệu qua rất nhiều khâu, nên quá trình hoàn thuế VAT có những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc.
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chia sẻ, các cơ quan, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chính sách của Nhà nước là nhất quán, tuy nhiên chuỗi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những yếu tố “vòng vèo” nên phải đánh giá, nhận định sát. Do vậy, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn mong muốn, doanh nghiệp chia sẻ với cơ quan quản lý về việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Hải quan TPHCM: Thực hiện hoàn, miễn thuế trên 10.000 tỷ đồng
21:36 | 25/08/2024 Hải quan
Nghiên cứu mức doanh thu không chịu thuế GTGT phù hợp
13:25 | 23/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu
13:55 | 23/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics