Cần thiết điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá có hại cho sức khoẻ
Cơ quan soạn thảo đề xuất nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB và tăng thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe. Ảnh: H.Anh |
Theo Bộ Tài chính, Luật thuế TTĐB năm 2008 đã qua 3 lần sửa đổi trước đó, bổ sung vào năm 2014, 2016 và năm 2022 để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thời gian tới, chính sách thuế TTĐB hiện hành vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế TTĐB như đối tượng chịu thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá khi sử dụng gây tác hại đến sức khoẻ và xã hội, cũng như việc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội...
Yêu cầu của thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB để giải quyết những bất cập phát sinh, khuyến khích chuyển đổi nhập khẩu, sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế tiêu dùng hàng hoá có hại cho sức khoẻ.
Theo dự thảo tờ trình về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi, cơ quan soạn thảo đã đề xuất thực hiện chính sách mở rộng cơ sở tính thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế (bổ sung đối tượng chịu thuế và áp dụng thuế suất phù hợp), cụ thể là nghiên cứu bổ sung áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn.
Đồng thời điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, một số mặt hàng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, cụ thể là nghiên cứu tăng thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có hại cho sức khoẻ (thuốc lá, rượu, bia) để hạn chế nhập khẩu, sản xuất, tiêu dùng, nghiên cứu điều chỉnh mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng thân thiện với môi trường và khắc phục bất cập phát sinh trong thực tế.
Theo bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, hiện nay chưa có sản phẩm nào gây ra tỷ lệ tử vong cao như thuốc lá, tạo gánh nặng về y tế, sức khỏe và cả kinh tế. Tại Việt Nam, giá thuốc lá còn rất rẻ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thuốc lá có sẵn trên thị trường… mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ thuế áp lên thuốc lá quá thấp.
“Một trong những biện pháp mà WHO khuyến cáo và có thể thực hiện đó là đánh thuế với những sản phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc lá, đồ uống có cồn bên cạnh việc giảm quảng cáo, giảm hoạt động xúc tiến thương mại để giảm tiêu dùng sản phẩm độc hại. Chúng ta đều biết, tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm mức tiêu thụ nhanh và trong thời gian ngắn. Do vậy, WHO đề xuất Chính phủ Việt Nam cân nhắc áp dụng mức thuế cao nhất có thể để đạt được hiệu quả giảm tiêu thụ thuốc lá trong thời gian tới”, bà Angela Pratt kiến nghị.
Ủng hộ định hướng sửa Luật Thuế TTĐB của Bộ Tài chính, trong đó có việc sửa cách tính thuế với mặt hàng thuốc lá, bà Angela Pratt nhấn mạnh, hiện tại, các mức áp dụng chưa đủ cao, do đó, vẫn chưa nhận thấy mức tiêu thụ thuốc lá giảm.
Theo bà Angela Pratt, đối với thuốc lá, cần đề ra mức thuế đủ cao để có tác động đến mức tiêu thụ các sản phẩm có hại cho sức khoẻ này. “Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn sẽ dẫn đến một loạt tác động tiêu cực đến sức khỏe, do đó, tăng mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này cũng cần phải đủ cao để có tác động đến việc tiêu thụ. Nói cách khác, nguyên tắc cơ bản là Việt Nam cần đặt các mức giá đủ cao để ngăn cản người mua những sản phẩm không tốt cho sức khỏe này”, chuyên gia của WHO khuyến nghị.
Liên quan đến đề xuất điều chỉnh mức thuế suất đối với một số mặt hàng, cụ thể là thuốc lá, theo chia sẻ của bà Trần Thị Tuyết, Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính, mặt hàng thuốc lá đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2019, song tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao, có xu hướng gia tăng.
Theo WHO, WB, IMF, giá bán thuốc lá của Việt Nam vẫn còn thấp do tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 38,85%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Thái Lan, Brunei, Malysia…, do đó, cần có lộ trình tăng thuế suất TTĐB đối với thuốc lá theo định hướng áp dụng thuế hỗn hợp, bổ sung thuế tuyệt đối.
Đối với việc bổ sung đối tượng chịu thuế là đồ uống có đường, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường và thuế TTĐB là 1 trong 3 chính sách nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường.
Theo bà Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, đánh thuế với đồ uống có đường có thể là một chiến lược đôi bên cùng có lợi, bao gồm lợi ích cho y tế công cộng (ngăn chặn chi phí chăm sóc sức khỏe), lợi ích về tăng thu cho NSNN và lợi ích cho công bằng về sức khỏe. Đây cũng là cơ hội cho các DN sản xuất thực phẩm cải tiến sản phẩm, giảm hàm lượng đường trong sản phẩm…
Đánh thuế với đồ uống có đường là một chính sách y tế công cộng hiệu quả để giảm tiêu thụ đường dư thừa, hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có đường và có thể khiến mọi người lựa chọn những đồ uống thay thế lành mạnh hơn.
Tin liên quan
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform