Cảnh báo nợ xấu từ vay tiêu dùng
Ngân hàng đang rao bán những khoản nợ tiêu dùng chỉ vài trăm nghìn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: ST |
Rủi ro khách hàng tăng rõ rệt
Hiện dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng dư nợ. Tiềm năng tăng trưởng cho tín dụng lĩnh vực này rất cao do Việt Nam có dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn.
Tín dụng tiêu dùng là những khoản vay quy mô nhỏ nhưng lại có lãi suất cao, hiệu suất sinh lời lớn, nên các tổ chức tín dụng đều tập trung đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên đây là khoản vay có quy trình thẩm định “lỏng lẻo”, tài sản đảm bảo thường ít giá trị hoặc cho vay tín chấp dựa vào chứng minh thu nhập. Chính vì vậy tín dụng tiêu dùng được các chuyên gia đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều lao động tạm nghỉ việc, nhiều cá nhân bị ngắt nguồn thu nhập, dẫn tới không có khả năng trả nợ hàng tháng theo kế hoạch đã đề ra, thậm chí không có khả năng trả cả gói vay.
Điều đáng nói, độ tuổi lao động cũng là phân khúc khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn của các khoản vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ mất việc làm và thiếu việc làm tăng cao đã khiến thu nhập của người dân giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của các khoản vay tiêu dùng. Nên theo tính toán sơ bộ, tại nhiều ngân hàng, trong tổng số dư nợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm tới 1/3.
Tại cuộc khảo sát mới đây do Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện, các tổ chức tín dụng đánh giá mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng đã tăng rõ rệt. 50,5% tổ chức tín dụng nhận định mặt bằng rủi ro tăng trong quý 3/2021, 33,7% tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng rủi ro tăng trong quý 4/2021 và 50,5% dự báo mặt bằng rủi ro tăng trong cả năm 2021, cao hơn nhiều so với ở các kỳ điều tra trước. Tỷ lệ tổ chức tín dụng nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng hiện tại ở mức "cao và khá cao" tiếp tục tăng từ mức 32,1% tại kỳ điều tra trước lên 46,5% ở kỳ điều tra này, ghi nhận mức cao nhất kể từ khi NHNN tiến hành điều tra xu hướng kinh doanh theo quý (từ quý 1/2014).
“Đóng gói” nợ tiêu dùng để rao bán
Vài năm qua, việc ngân hàng rao bán các khoản nợ có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo của các “con nợ” đang là điều thường thấy. Nhưng gần đây, nhiều ngân hàng còn rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo với giá trị chỉ từ nửa triệu đồng đến cả trăm triệu đồng, điều hiếm thấy trên thị trường mua bán nợ.
Đơn cử, vào giữa tháng 9, một ngân hàng đã đăng thông báo bán hơn 260 khoản nợ vay tiêu dùng với tổng trị giá hơn 6,5 tỷ đồng để thu hồi nợ. Đây đều là những khoản nợ không có tài sản đảm bảo, có những khoản chỉ có giá trị ghi sổ bao gồm cả nợ gốc, lãi và lãi phạt là hơn 480.000 đồng, nhưng có những khoản nợ lại lên tới hơn 100 triệu đồng. Phương thức bán được ngân hàng đưa ra là khách hàng có thể mua lẻ từng khoản hoặc mua tất cả khoản nợ. Ngân hàng sẽ lựa chọn người mua trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm từng khoản nợ.
Đại diện một công ty tài chính cho biết, rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng theo quy định được thực hiện thường xuyên, bởi đây một nghiệp vụ trong quá trình xử lý nợ để thu hồi vốn. Tuy nhiên, những hoạt động mua bán nợ nêu trên đang đặt ra lo ngại về tình hình trả nợ cũng như nợ xấu từ các khoản tín dụng tiêu dùng trong bối cảnh hiện nay.
Xét một cách khách quan, việc ngân hàng rao bán các khoản nợ tiêu dùng như nêu trên cũng có thể coi là một “tín hiệu mừng” về hoạt động của thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia, việc rao bán nợ của khách hàng cá nhân hay nợ vay tiêu dùng được chào bán công khai thời gian gần đây nhằm xóa đi tâm lý "cứ khoản nợ lớn, có tài sản đảm bảo thì ngân hàng mới thanh lý". Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng khó có thể thu đủ nợ gốc và lãi, khoản thu về bao giờ cũng thấp hơn giá trị khoản vay được rao bán, nên cần tính toán tỷ lệ thu về hợp lý để các khoản nợ được rao bán “hấp dẫn” hơn mà hạn chế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, nếu các ngân hàng rao bán các khoản nợ tiêu dùng với giá trị ngang bằng giá trị sổ sách, nợ ngày càng xấu hơn thì sẽ khó thu hút nhà đầu tư, trừ những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, chuyên về xử lý nợ xấu.
Bên cạnh rao bán nợ, các ngân hàng và công ty tài chính cũng cho biết, mỗi ngày đều nhận được nhiều đơn xin cơ cấu nợ, giảm lãi suất… của khách hàng cá nhân.
Theo quy định của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, khách hàng có thể nhận được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện như: Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; khoản vay, cho thuê tài chính phát sinh nghĩa vụ nợ, trả nợ gốc, lãi trong thời gian quy định… Tuy nhiên, việc xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi… thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng.
Hiện một số công ty tài chính đã có chính sách cơ cấu nợ, tạm hoãn thanh toán trong vòng 4 tháng cho khách hàng. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày hưởng ưu đãi và phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với từng khách hàng. Đại diện một ngân hàng thương mại cũng cho biết, ngân hàng đã cơ cấu nợ cho một số khách hàng cá nhân theo hướng giãn nợ hoặc giảm số tiền phải trả nợ hàng tháng, kéo dài thời gian vay để phù hợp với thu nhập hiện nay của khách hàng. Tuy nhiên, sau thời gian cơ cấu nợ này, khách hàng có trả nợ được hay không vẫn chưa thể đoán định được do tình hình dịch bệnh chưa biết thời điểm nào kết thúc. Do đó, với những trường hợp xét thấy không còn khả năng thanh toán, có nguy cơ mất vốn, ngân hàng sẽ thu hồi tài sản, thanh lý để xử lý nợ.
Nhìn chung, để hạn chế rủi ro cho những khoản vay tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh, các tổ chức tín dụng cần tăng cường năng lực phân tích, phê duyệt cho vay, không thể “liều lĩnh” dù khả năng sinh lời của lĩnh vực này cao hơn, bởi việc xử lý nợ xấu từ vay tiêu dùng còn nhiều khó khăn. Mặt khác, giới chuyên gia còn cho rằng, ngoài sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, cần các chính sách hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp có thêm nguồn lực trả lương cho người lao động, việc tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ trả lương cho người lao động cũng cần được mở rộng và hiệu quả hơn; cùng với đó, Chính phủ cần sớm ban hành các gói hỗ trợ an sinh cho lao động mất việc, cá nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch…
Tin liên quan
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform