Chìa khóa bảo vệ mối quan hệ thương mại với EU và mở cửa các thị trường mới
Các khách mời trao đổi về những cơ hội mới từ việc đáp ứng các quy định của EU |
Ngày 27/11, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU năm 2023 với chủ đề “Phát triển bền vững – Đích đến trong hành trình kiến tạo chuỗi giá trị tương lai”.
Phát biểu tại sự kiện, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương đánh giá, EVFTA đã phát huy tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai Bên.
Kể từ sau EVFTA đi vào hiệu lực, Việt Nam đã có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu thị trường khi không chỉ duy trì và phát triển xuất khẩu sang các thị trường lớn, cửa ngõ trong khối như Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp, mà dần mở rộng sang các thị trường nhỏ hơn, thị trường ngách tại Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, điển hình như Ba Lan, Thụy Điển, Séc, Slovenia, Ai Len, Đan Mạch, Rumani... Đồng thời, cơ cấu chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU cũng ngày càng đa dạng, không chỉ tập trung vào các mặt hàng chủ lực như: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị phụ tùng; giày dép; dệt may mà còn đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản sang EU.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất như hóa chất, thức ăn gia súc và nguyên liệu; chế phẩm thực phẩm; gỗ và sản phẩm gỗ; vải các loại; sắt thép...
Từ những kết quả đã đạt được, ông Tạ Hoàng Linh nhận định, Việt Nam đang đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác EU trên nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác toàn diện và ưu thế lớn từ Hiệp định EVFTA.
“Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới chính mình, nâng cao nhận thức và năng lực nội tại để nhanh chóng thích nghi và phát triển theo lộ trình xanh và bền vững. Việt Nam sẽ lựa chọn những doanh nghiệp thực sự có thực lực và quyết tâm cao để kết nối đối tác với các doanh nghiệp châu Âu” – ông Tạ Hoàng Linh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các diễn giả trong nước và quốc tế cũng phân tích không ít hạn chế, thách thức đặt ra trước tình hình kinh tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn, cùng xu hướng tăng cường các quy chuẩn thương mại xanh, bền vững. Cụ thể, hàng loạt các quy định đáng lưu ý như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CSDDD)... được nhận định sẽ tác động đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU, từ các mặt hàng công nghiệp đến nông nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, việc đáp ứng yêu cầu về tính bền vững, tính “trách nhiệm” cũng tạo ra các cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp, giúp khai thác hiệu quả hơn lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu, qua đó nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm. Các đại diện doanh nghiệp Việt Nam như Công ty Cổ phần sữa Vinamilk, Công ty Nhựa tái chế Duy Tân đã tích cực chia sẻ bài học kinh nghiệm, thực tiễn thích ứng, điều chỉnh mô hình sản xuất, kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn mới và lộ trình phát triển gắn với tiêu chí xanh, bền vững, tuần hoàn. Đây cũng là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là con đường bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới. Theo đó, các giải pháp xanh hóa sản xuất, thực hiện các trách nhiệm môi trường, xã hội cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.
“Việc tuân thủ các quy định của EU như CBAM, CSDDD là chìa khóa tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Âu. Việc áp dụng các chính sách định giá carbon phù hợp với CBAM sẽ giúp Việt Nam giữ vững lợi thế cạnh tranh xuất khẩu. Hơn nữa, tuân thủ các chỉ thị của CSDDD thể hiện cam kết của Việt Nam về sự minh bạch, bền vững thực tiễn kinh doanh. Với việc tuân thủ, Việt Nam sẽ bảo vệ các mối quan hệ thương mại hiện có với EU và mở thêm những cánh cửa thị trường mới” – ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham chia sẻ.
EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam - là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang đứng vị trí đối tác thương mại thứ 16 của EU và là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, quý III/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đạt 15,12 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2022; tuy nhiên đã có dấu hiệu cải thiện khi đà giảm chậm lại đáng kể so với mức giảm 10% của quý I và 9,7% của quý II/2023. |
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu quý 3 đạt hơn 207 tỷ USD
15:30 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm mang về gần 2,8 tỷ USD
11:13 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
17:42 | 14/10/2024 Kinh tế
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 83 phát hành ngày 15/10/2024
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics