Chính sách tài khóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sự hỗ trợ của chính sách tài khóa đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 đạt 2,58%. Ảnh: H.A |
Chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả
Trong hai năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 (2021-2022), chính sách tài khóa đã bám sát diễn biến của nền kinh tế, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, DN gặp khó khăn do đại dịch. Với số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế hàng năm lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, các chính sách tài khóa đã có những tác động tích cực, góp phần quan trọng hỗ trợ và phục hồi nền kinh tế - xã hội.
Tính chung các giải pháp thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành, thực hiện năm 2021, số tiền hỗ trợ cho DN, người dân dự kiến khoảng 145 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền được gia hạn khoảng 120 nghìn tỷ đồng; số tiền được miễn, giảm khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Sự hỗ trợ của chính sách tài khóa đã góp phần giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 đạt 2,58%.
Kết quả triển khai thực hiện các chính sách trong nửa đầu năm, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí đã được miễn, giảm, gia hạn khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số tiền dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách. Tính cả 6,1 nghìn tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn trong nửa đầu năm 2022 khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng. |
Bước sang năm 2022, triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thu, chi NSNN, cân đối đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về chi NSNN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách quan trọng để tiếp tục hỗ trợ các đối tượng khó khăn như nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; quyết định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các chính sách quan trọng khác.
Nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của Bộ Tài chính và các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và DN, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,42%, cao gấp 3 lần so với năm 2020.
Nỗ lực lớn của Bộ Tài chính
Theo đánh giá của giới chuyên gia cũng như người dân, DN, đặt trong tổng thể các giải pháp hỗ trợ DN, người dân đã được ban hành và triển khai thực hiện vào thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng.
Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính ngân sách 6 tháng năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá Bộ Tài chính đã chủ động, kịp thời đề xuất ban hành, triển khai nhiều chính sách tài khóa, nhất là các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tích cực góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân để thúc đẩy đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều chính sách đã phát huy hiệu lực hiệu quả, được dư luận đánh giá tốt.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, các chính sách hỗ trợ về miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất thuộc gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là sự cố gắng rất lớn của Quốc hội, Chính phủ cũng như nỗ lực cân đối của Bộ Tài chính. Theo chuyên gia, thực hiện Chương trình phục hồi nền kinh tế, các chính sách miễn giảm thuế đã được triển khai, trong đó đáng chú ý là việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng với một số mặt hàng có thuế suất 10%. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã tạo “tác động kép” đến chính sách tài khoá tiền tệ cũng như nền kinh tế, kích thích hoạt động tiêu dùng, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động sản xuất của nền kinh tế, đồng thời giá hàng hoá giảm cũng làm giảm áp lực lạm phát. Cùng với đó, sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính cũng đã kịp thời đề xuất trình Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu xuống kịch khung thuế nhằm giảm giá xăng dầu cũng như đảm bảo các cân đối vĩ mô, giảm áp lực lạm phát.
“Đến thời điểm này, các cân đối vĩ mô đã được đảm bảo, giữ ổn định và đà hồi phục, tăng trưởng của DN cũng như nền kinh tế nói chung đã “vào guồng”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đánh giá.
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh, các chính sách đã được Bộ Tài chính tham mưu ban hành hoặc ban hành rất kịp thời, đảm bảo việc thực thi các chính sách tốt. Các chính sách được hoàn thiện ngày càng phù hợp hơn để đi vào đời sống một cách nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời điểm, bối cảnh cụ thể. Điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính để hỗ trợ người dân, DN, hỗ trợ nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Trong bối cảnh DN, người dân và cả nước đang nỗ lực phục hồi sản xuất – kinh doanh sau dịch Covid-19 dù môi trường quốc tế đang nhiều rủi ro – thách thức, các gói chính sách hỗ trợ theo kế hoạch chung và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 mà Quốc hội và Chính phủ đã ban hành từ đầu năm, trong đó có chính sách tài khóa đã và đang lan tỏa vào cuộc sống và thể hiện rõ nét. Nhờ các chính sách tài khóa với giảm, giãn hoãn thuế, tiền thuê đất, ổn định chi phí đầu vào cho DN (như giảm thuế, phí đối với xăng dầu) đã giúp hoạt động sản xuất – kinh doanh phục hồi tích cực. Tiêu dùng trong nước phục hồi nhờ môi trường vĩ mô được duy trì ổn định và các chính sách giảm thuế (giảm thuế GTGT, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường…). Chính sách tài khóa đã góp phần kiểm soát giá cả, lạm phát trong bối cảnh đang tăng cao.
|
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
09:44 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform