Chính sách tiền tệ phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát
Thống đốc NHNN: Thị trường tiền tệ biến động mạnh chủ yếu do tâm lý kỳ vọng | |
Cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế |
PGS.TS Phạm Thế Anh. |
Ông đánh giá như thế nào về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua?
Trong giai đoạn 1991-2021, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển ấn tượng, với GDP tăng bình quân 6,57%/năm. Tốc độ tăng GDP thuộc loại cao và ổn định so với thế giới. Quy mô kinh tế năm 2021 đạt khoảng 363 tỷ USD, lọt vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong những năm qua, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức một con số; cán cân thương mại liên tục thặng dư từ năm 2016; đầu tư nước ngoài ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng 10 lần trong giai đoạn 2010-2021.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng GDP đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể, 10 năm sau đổi mới (1991-2000), GDP Việt Nam tăng trưởng 7,6%/năm, sang 10 năm tiếp theo (2001-2010), tăng trưởng GDP giảm còn 6,6%/năm và 10 năm gần đây (2011-2021), GDP đã giảm còn 5,6%/năm. Nguyên nhân của tăng trưởng chậm lại là do hậu quả của các chính sách vĩ mô yếu kém thời kỳ trước đó, ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế bất lợi, tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đang đạt đến giới hạn và tác động của dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với gánh nặng nợ công có thể gây bất ổn cho nền kinh tế trong thập niên tới. Theo đó, giai đoạn 2010-2021, nợ công của Việt Nam đã tăng 3,2 lần (từ 1,144 lên 3,655 triệu tỷ đồng), tốc độ tăng 11,3%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chính sách tiền tệ còn nặng về can thiệp hành chính; thiếu hụt lao động có chất lượng có thể cản trở sự bứt phá tăng trưởng.
Một thách thức khác là hiện tăng trưởng của Việt Nam đang dựa vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18,4%/năm trong giai đoạn 2001-2021. Tỷ trọng xuất khẩu/GDP vượt 100%. Việt Nam tham gia kí kết nhiều FTA. Vốn FDI giải ngân những năm gần đây đạt xấp xỉ 20 tỷ USD/năm, gấp đôi so với 10 năm trước.
Về thu NSNN của Việt Nam, tốc độ tăng thu có chậm lại nhưng vẫn ở mức cao, từ 11,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 xuống còn 8,8%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng từ 23,6% lên 25,2% trong cùng giai đoạn, cao nhất trong ASEAN-5. Tỷ lệ thu từ thuế và phí giảm nhanh, từ 88% trong năm 2011 xuống còn 72% trong năm 2020. Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm nhanh chỉ còn khoảng 17% gần đây. Thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ trọng thuế xuất nhập khẩu giảm chỉ còn một nửa trong giai đoạn 2016-2020 so với 2011- 2015.
Theo ông, để thúc đẩy kinh tế phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn tới, các chính sách tài khóa của Việt Nam cần tập trung vào những điểm nào?
Chính sách tiền tệ phải ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát. Để đạt được mục tiêu này, phải thông qua kiểm soát được tốc độ tăng trưởng cung tiền phù hợp đối với tăng trưởng kinh tế, không để vọt lên cao quá như những thời kỳ trước đây.
Mặt khác, chính sách tiền tệ phải đặc biệt tuân thủ theo quy tắc, phải minh bạch và có giải trình rõ ràng. Đây là nhược điểm rất lớn của chính sách tiền tệ của Việt Nam. Một chính sách khó dự đoán, không minh bạch thường gây bất ngờ cho nền kinh tế. Từ đó, tạo ra cú sốc rất tiêu cực. Ngược lại, những chính sách tiền tệ được thực hiện theo quy tắc nhất định, chẳng hạn như việc tăng hay giảm lãi suất phải có lý do.
Nhìn sang kinh tế Mỹ, ngay khi chưa điều chỉnh chính sách thị trường hay các doanh nghiệp đã dự đoán được. Tức là, họ biết xu hướng lãi suất tăng và tăng bao nhiêu căn cứ vào những thông tin về nền kinh tế, về lạm phát, về diễn biến của thị trường tài chính, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, các điều chỉnh của quốc gia này không gây bất ngờ, không có cú sốc tiêu cực.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như không giải trình. Chúng ta có thể thấy, cả thời gian dài không tăng lãi suất nhưng “đùng một cái” tăng 1%, vài tuần sau lại tăng 1%, gây cú sốc bất ngờ cho thị trường. Những chính sách bất ngờ như vậy khiến cho môi trường kinh tế rất rủi ro và người dân, doanh nghiệp không thể lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn một cách ổn định.
Bên cạnh những khuyến nghị trên, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, theo ông chúng ta cần làm gì?
Theo tôi, chính sách tiền tệ cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, tức là những chính sách giám sát sự an toàn của hệ thống. Đó có thể là giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, huy động/cho vay trung dài hạn, nợ xấu,…
Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong một thập kỷ qua theo đuổi nhiều mục tiêu, ngoài kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá còn phải góp phần hỗ trợ tăng trưởng. Các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có sự tín nhiệm cao hơn, trong đó có vấn đề tỷ giá. Trong thập kỷ trước, tỷ giá hối đoái liên tục bất ổn với những đợt phá giá mạnh nhưng hiện tượng này đã không còn trong 10 năm trở lại đây. Chính sách tiền tệ nên theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, thay vì chính sách neo tỷ giá cứng nhắc như hiện nay.
Các quốc gia ASEAN-5 theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, từ đầu năm đến nay, đồng tiền của các quốc gia này mất giá 9-10%, tương đương Việt Nam, song họ không vướng vào vấn đề lãi suất. Trong khi đó, dù chúng ta cố tăng lãi suất để giữ kiểm soát tỷ giá nhưng hiện nay môi trường lãi suất của Việt Nam đã khá cao so với các nước ASEAN-5 (hiện đã lên tới 2 con số), trong khi lãi suất các nước khác trong khu vực vẫn duy trì ở mức 4-5%/năm.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam phải loại bỏ các can thiệp hành chính. Mục tiêu cao nhất của kiểm soát lạm phát là kiểm soát được cung tiền, đặc biệt là tiền cơ sở (tiền in ấn mới phát hành bởi NSNN), không phải kiểm soát tín dụng. Bởi tín dụng là hoạt động phải tuân theo quy tắc thị trường. Miễn là các ngân hàng tuân thủ các chỉ tiêu an toàn hệ thống, ngân hàng sẽ được phép tự do kinh doanh nguồn vốn họ huy động được.
Việc áp dụng trần tín dụng sẽ khiến cho ngành ngân hàng trở nên kém cạnh tranh. Các ngân hàng tốt hay xấu đều được chia hạn mức, không ngân hàng nào thị phần giảm sút, hay nói cách khác thị phần của ngân hàng không gắn với khả năng cạnh tranh khi vướng trần cho vay. Ngoài ra, việc áp dụng trần tín dụng còn gây hậu quả là dòng vốn có thể "trá hình" sang các dạng khác. Từ đó, kéo theo các can thiệp hành chính khác, hạn chế sự phát triển hệ thống tài chính. Đồng thời, đối diện với nguy cơ chuyển dịch tiết kiệm/tài sản trong nước ra nước ngoài.
Do đó, Việt Nam nên sớm chấm dứt việc sử dụng trần tín dụng cũng như các can thiệp hành chính trực tiếp khác trên thị trường vốn/tiền tệ. Thay vào đó, kiểm soát tiền cơ sở và cung tiền và điều tiết gián tiếp qua lãi suất mục tiêu. Đồng thời, giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); tỷ lệ cho vay trên huy động (LTD); tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Hải quan tích cực tuyên truyền thực thi pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
10:30 | 04/09/2024 Hải quan
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics