Chủ tịch HĐQT VPBank: Không loại trừ khả năng sẽ mua cổ phiếu quỹ trong năm tới
Chiều 29/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022.
VPBank tăng vốn "khủng" lên gần 80.000 tỷ đồng. Ảnh: H.Dịu |
Không chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng
Báo cáo tại đại hội, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, năm 2022 VPBank tiếp tục lên kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, VPBank dự kiến trong đợt 1 sẽ phát hành tối đa hơn 2.237 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 50% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 500 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến vào quý II hoặc quý III/2022.
Tiếp đến trong đợt 2, VPBank dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1.190 triệu cổ phiếu. Mức giá phát hành do Hội đồng quản trị quyết định theo thỏa thuận, đàm phán giữa hai bên, đảm bảo không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank.
Thời gian phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài là sau khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dự kiến trong năm 2022. Nếu hoàn thành 2 đợt phát hành trên, vốn điều lệ của VPBank sẽ lên tới 79.334 tỷ đồng, mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay.
Ngoài ra, VPBank cũng có kế hoạch phát hành 30 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên, trong đó dự kiến 10 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên là người nước ngoài tại ngân hàng.
Trước đó, trong năm 2021, vốn điều lệ của VPBank đã tăng mạnh từ 25.000 tỷ đồng lên hơn 45.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 80%.
Nói về vấn đề tăng vốn, ông Ngô Chí Dũng nhận định, thị trường chứng khoán có thuận lợi hay không cũng không ảnh hưởng. Việc tăng vốn sẽ thực hiện được bình thường theo đúng lộ trình, tăng bằng nguồn lợi nhuận và quỹ dư để lại.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, ĐHĐCĐ đã thông qua phương án giữ lại khoản lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ bắt buộc là 21.258 tỷ đồng nhằm giữ lại nguồn vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tín dụng bất động sản tiếp tục là một mảng quan trọng
Về kế hoạch lợi nhuận, năm 2022, VPBank đặt mục tiêu tăng lợi nhuận trước thuế lên 29.662 tỷ đồng, tăng tới 107% so với năm trước, trong đó, lợi nhuận của ngân hàng mẹ ước đạt trên 23.000 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với năm trước. Mức lợi nhuận này hiện chỉ đứng thứ 2 trong toàn hệ thống, sau Vietcombank (trên 30.000 tỷ đồng). Tổng tài sản mục tiêu tăng 27%, lên 697.413 tỷ đồng; tiền gửi tăng 28% và tín dụng tăng 35%. VPBank cho biết con số tăng trưởng tín dụng 35% được đưa ra trên nhu cầu và năng lực của ngân hàng, còn số liệu thực tế sẽ thực hiện dựa trên các hạn mức tối đa và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới 2%. |
Tại Đại hội, nhiều cổ đông đã đặt ra lo ngại về những ảnh hưởng tới lợi nhuận của VPBank khi Chính phủ thắt chặt tín dụng vào bất động sản. Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho hay, các chủ trương, chính sách của Chính phủ là hết sức bình thường khi thị trường phát triển quá nóng. Tuy nhiên, bất động sản là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng. Hiện dư nợ tín dụng bất động sản tại VPBank chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ, 40% dư nợ này tập trung vào mảng cho vay mua nhà, nên đây tiếp tục là một mảng quan trọng của ngân hàng.
Tuy nhiên, vị này cũng nhấn mạnh, đối với các khoản vay mua bất động sản nghỉ dưỡng, các khoản vay mang yếu tố đầu cơ thì Ban lãnh đạo sẽ có các biện pháp kiểm soát. Vì thế, việc thị trường bất động sản có thể phát triển chậm lại do siết tín dụng thì cũng không ảnh hưởng tới hoạt động của VPBank.
Nói về tình hình đầu tư trái phiếu, Tổng giám đốc VPBank cho hay, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn rất quan trọng, đặc biệt là trong trung và dài hạn. Do đó, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu cho các dự án bất động sản vẫn là một phần quan trọng của VPBank. Theo ông Vinh, VPBank đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ở mức khá cao, chiếm 11-12% tổng dư nợ nhưng tất cả trái phiếu này đều được thẩm định, đánh giá như một khoản vay trung dài hạn, đều có tài sản đảm bảo tốt.
Ngoài ra, tại ĐHĐCĐ, các cổ đông đã thông qua phương án mua cổ phần tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES, tăng góp vốn bổ sung vào Công ty Chứng khoán ASC. Ông Ngô Chí Dũng cho hay, động thái này nằm trong sứ mệnh phát triển theo mô hình tập đoàn tài chính, có tác động bổ trợ cho hoạt động chung của hệ thống.
Về việc bán 15% vốn cho đối tác chiến lược, ông Ngô Chí Dũng thông tin, VPBank đang tiến hành đàm phán và dự kiến trong quý 2 hoặc quý 3 năm nay việc bán vốn sẽ hoàn thành
Bên cạnh đó, trước thắc mắc của cổ đông về việc giá cổ phiếu VPB đang xuống thấp, ông Ngô Chí Dũng cho hay, VPBank đang có bộ đệm về vốn, nền tảng tốt, nên trong năm tới, không loại trừ khả năng VPBank sẽ xin mua cổ phiếu quỹ, sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp có thể bán như một khoản đầu tư sinh lời.
Tin liên quan
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform