Chưa tăng lương cơ sở năm 2021 chỉ là giải pháp tình thế
PGS.TS Đinh Trọng Thinh, Giảng viên cấp cao của Học viện Tài chính. |
Mới đây, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở năm 2021 để dành nguồn lực phòng, chống dịch, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn tới thu ngân sách nhà nước không đảm bảo. Ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Tất cả các cải cách tiền lương ở các quốc gia khác trên thế giới đều được nhấn mạnh là đặt trong điều kiện bình thường. Khi có những biến cố, hoặc có những "cú sốc" của xã hội thì quốc gia đó phải ưu tiên để xử lý các biến cố đó.
Về đề xuất chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở năm 2021, tôi cho rằng đây chỉ là biện pháp cấp bách mang tính chất tình thế. Tôi nghĩ Chính phủ cũng không muốn điều này.
Từ đầu năm đến nay, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát đã tác động mạnh tới nền kinh tế. Nước ta đã và đang thành công trong thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch. Nhưng rõ ràng năm nay nền kinh tế của nước ta đang tăng trưởng chậm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phải chi khá nhiều khoản tiền liên quan đến vật tư y tế cũng như các biện pháp hỗ trợ cộng đồng người dân, doanh nghiệp. Đáng chú ý, thời gian gần đây, tác động của thiên tai khá lớn đang làm ngân sách nhà nước khó khăn. Rõ ràng trong bối cảnh hụt thu còn chi tăng lên thì đề xuất chưa tăng lương cơ sở của Chính phủ chắc chắn sẽ được phần đông người dân hưởng ứng.
Tuy nhiên, dù nền kinh tế có tăng trưởng chậm (tăng trưởng 9 tháng vẫn đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%) nhưng thực tế cho thấy giá cả cũng không tăng nhiều (trừ 1 - 2 mặt hàng). Bên cạnh đó, các chính sách về phúc lợi xã hội vẫn đang được Chính phủ làm tốt. Vì vậy, người lao động cũng cần phải cảm thông và chia sẻ lại với Chính phủ.
Tôi tin là Việt Nam sẽ vượt qua được dịch bệnh, sẽ phục hồi nhanh hơn các quốc gia khác bởi chúng ta cũng chịu tổn thất ít hơn. Hiện nay, nên ưu tiên cho khu vực sản xuất kinh doanh để vực dậy. Lúc kinh tế đã vững, có nguồn ta sẽ đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương. Lộ trình tăng lương, cải cách tiền lương có thể bảo lưu, chứ không phải bỏ.
Theo ông, thời gian tới Chính phủ cần phải có những giải pháp gì để một mặt đảm bảo an sinh xã hội, mặt khác vẫn đảm bảo được cơ cấu thu - chi cho ngân sách nhà nước?
- Rõ ràng về lâu dài kinh tế vẫn tăng trưởng, lạm phát vẫn sẽ có và nó sẽ "bào mòn" thu nhập của người lao động. Thực tế Chính phủ cũng phải tính đến chuyện ngoài việc kêu gọi chia sẻ trong bối cảnh trước mắt thì về lâu dài vẫn phải đảm bảo đời sống cho cán bộ công chức, nhất là đối tượng hưu trí.
Trước hết phải làm sao để ổn định được kinh tế vĩ mô vì đây là cơ hội để các doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển, từ đó tạo nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó phải làm tốt việc kiềm chế lạm phát. Chính phủ phải bằng mọi cách giữ được giá cho những mặt hàng thiết yếu.
Đặc biệt, Chính phủ cũng nên công khai lộ trình cải cách tiền lương cho người dân được biết để họ có thể có những tính toán nhất định cho bài toán sinh hoạt.
Muốn cải cách chính sách tiền lương một cách hiệu quả trước hết phải giải quyết được một số vấn đề trọng tâm. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ; trả lương đúng ở mức là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Thứ hai, cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và nguồn lực của đất nước.
Vậy, đây có phải là lúc để Nhà nước, các bộ, ngành "sốc" lại, thực hiện nghiêm túc việc tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính sao cho gọn nhẹ, hiệu lực hiệu quả, tiết kiệm chi thường xuyên cho ngân sách nhà nước không, thưa ông?
- Quả đúng là như vậy. Nói đến câu chuyện lương cơ sở thì đầu tiên là về cải cách chính sách tiền lương và sau cùng chính là việc tinh gọn bộ máy của khối cơ quan nhà nước. Hiện nay, dù đã giảm được chi thường xuyên xuống còn khoảng 62% nhưng bộ máy nhà nước vẫn quá cồng kềnh, gây tốn kém chi phí trong khi hiệu quả hoạt động và hỗ trợ người dân chưa thực sự hiệu quả. Trước nay vẫn có thực trạng khi nói về công chức viên chức nhà nước mọi người sẽ nghĩ về một bộ phận "sáng cắp cặp đi tối cắp cặp về".
Với thực trạng ngân sách nhà nước đang thực sự khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 cũng như phải dành nguồn lực cho việc khắc phục hậu quả của thiên tai bão lũ, dành nguồn lực cho đầu tư công thì việc cắt giảm chi thường xuyên (trong đó đầu tiên là nguồn chi lương cơ sở) bằng việc tinh giản biên chế là cần thiết. Đã đến lúc các bộ, ngành cần nghiêm túc thực hiện việc này một cách quyết liệt, không nể nang. Thay vào đó là việc xây dựng bộ máy thực thi công vụ hiệu quả. Từ đó góp phần làm thay đổi hình ảnh cán bộ công chức trong mắt người dân, giúp người dân có thêm niềm tin vào chính quyền.
Tới đây, trong khu vực công, Nhà nước nên trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo phù hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.
Cùng với cải cách chính sách tiền lương thì việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là điều quan trọng không kém cần phải thực hiện quyết liệt ngay lập tức.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics