Chuyển đổi số - đột phá quan trọng trong hiện đại hóa ngành Tài chính
Cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại vào năm 2025 | |
Ngành Hải quan hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra, giám sát | |
Ngành Thuế đã cải cách, hiện đại hóa hành chính một cách mạnh mẽ |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng các đại biểu thực hiện nghi lễ kích hoạt Cổng TTĐT dành cho nhà cung cấp nước ngoài và ứng dụng eTax Mobile ngày 21/3/2022. |
Phấn đấu đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia
Về chuyển đổi số trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, 100% các đơn vị giao dịch đã tham gia (trừ khối an ninh quốc phòng), chiếm trên 99,5% hồ sơ kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Hàng năm, trên 20 triệu chứng từ chi điện tử đi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành xây dựng và triển khai ứng dụng trên điện thoại di động cho đơn vị giao dịch có thể tra cứu tham vấn số dư tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, đạt 60% số đơn vị đã sử dụng. |
Theo ông Đinh Mai Long, Phó Chánh văn phòng Bộ Tài chính, thời gian qua, ngành Tài chính luôn phấn đầu đi đầu trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Điều đó khẳng định sự quyết tâm của ngành Tài chính trong việc tạo ra những thay đổi căn bản khi chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp sang phương thức quản lý hiện đại.
Mới đây, trong khuôn khổ phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2021 (DTI 2021) của Bộ Thông tin và Truyền thông đã được công bố, theo đó, trong 17 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2021 khối các bộ cung cấp dịch vụ công. Đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ Tài chính dẫn đầu về chuyển đổi số. Báo cáo cho thấy, về xếp hạng các chỉ số chính, Bộ Tài chính đứng thứ nhất về hạ tầng số và hoạt động chuyển đổi số. Riêng về chuyển đổi số, theo đánh giá, Bộ Tài chính có nhiều hoạt động chuyển đổi số nổi bật trong năm 2021. Cụ thể, 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đạt mức độ 4; 100% thủ tục hải quan cơ bản được tự động hóa; 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử; 99,65% DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử; 90,84% tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính; 99,6% người dân và DN hài lòng khi sử dụng DVCTT; hơn 20 triệu chứng từ chi điện tử qua hệ thống DVCTT.
Đặc biệt, về chuyển đổi số trong lĩnh vực Hải quan, năm 2021, trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Chính phủ, việc ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan đã có bước tiến nhảy vọt. Những kết quả ứng dụng CNTT trong thời gian qua là động lực để Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số. Tổng cục Hải quan đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration: E-payment; E-C/O: E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan. Đến nay, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia. Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao, thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1-3 giây.
Thiết lập nền tảng Tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch
GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: “Doanh nghiệp, người dân cũng thấy rõ lợi ích khi ngành Tài chính thực hiện chuyển đổi số. Các chương trình chuyển đổi số nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối được với hệ thống ngân hàng đã giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Các thủ tục đã được thực hiện vô cùng nhanh chóng, giúp cho thời gian hao phí trước đây tính bằng giờ, bằng ngày thì nay tính bằng phút. Trong bối cảnh các hoạt động giao tiếp trực tiếp không thực hiện được do dịch Covid-19 thì phương thức quản lý này đã đi trước một bước so với vấn đề quản lý đặt ra”. Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình: “Bộ Tài chính luôn là khách hàng quan trọng nhất của Tập đoàn FPT trong nhiều năm qua. Nhờ được làm việc với các cán bộ ngành Tài chính, chúng tôi đã được học hỏi chuyên môn của ngành Tài chính về kho bạc, hải quan, thuế và nhiều cán bộ của FPT đã trưởng thành, trở thành chuyên viên am hiểu cả về công nghệ lẫn tài chính. Trong tương lai, Bộ Tài chính tiếp tục hiện đại hóa, chuyển đổi số, những công nghệ như điện toán đám mây, blockchain; big data, AI... sẽ trở nên trọng yếu và chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ để vươn lên, có thể cạnh tranh với hệ thống tài chính quốc gia của các nước tiên tiến”. |
Liên quan đến công tác chuyển đổi số ngành Tài chính, phát biểu tại lễ công bố kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc vào ngày 21/4/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Bộ Tài chính đã quyết liệt thực hiện và coi đây là đột phá quan trọng để hiện đại hóa ngành Tài chính, phấn đấu phát triển tài chính số trong thời gian sớm nhất nhằm thực hiện hiệu quả nhất hoạt động quản lý điều hành tài chính quốc gia, trong đó, thực hiện hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy là một đột phá lớn, nền tảng quan trọng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người nộp thuế và cơ quan nhà nước.
“Hiệu quả mang lại của chuyển đổi số ngành Tài chính không chỉ là tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người dân và DN mà còn cho thấy rõ tính công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư. Những kết quả đó của Bộ Tài chính đã được cộng đồng DN, xã hội đánh giá cao, khẳng định hướng đi đúng đắn của Bộ Tài chính trong chuyển đổi số và quyết tâm xây dựng Bộ Tài chính số vào năm 2030”, ông Đinh Mai Long nhấn mạnh.
Đánh giá về công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng, sự nỗ lực chuyển đổi số ngành Tài chính rất đáng được ghi nhận, đồng thời hy vọng những nỗ lực này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. “Chuyển đổi số của ngành Tài chính đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng DN. Ví dụ như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Chính phủ điện tử, những nỗ lực và việc thực hiện dịch vụ hải quan điện tử, khai thuế cá nhân điện tử… Những điều này đã nâng trình độ về kỹ thuật số cũng như chuyển đổi số của ngành Tài chính lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích rất lớn không chỉ cho DN, người dân mà cho cả toàn bộ nền kinh tế”, ông Lê Duy Bình nói.
Trên nền tảng những kết quả đạt được, mới đây, Bộ Tài chính ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra cụ thể: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định. Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của Bộ Tài chính được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia; Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; tối thiểu 90% người dân, DN hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
Bộ Tài chính có sự vượt trội về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Hải quan, Luật sư Hà Huy Phong (Ảnh), Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Inteco cho rằng, Bộ Tài chính đang tiệm cận tới những ngưỡng thay đổi có tính đột phá, và có khả năng tạo nên những cú hích mạnh mẽ hơn trong tương lai. Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của ngành Tài chính trong công tác chuyển đổi số, cải cách, hiện đại hóa thời gian qua? Nếu đánh giá về mức độ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào hoạt động cải cách hành chính giữa các bộ, ngành thì tôi cho rằng, Bộ Tài chính thể hiện được sự vượt trội so với rất nhiều cơ quan khác. Những chuyển biến tích cực trong các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thời gian qua là rất rõ ràng và mang lại các lợi ích vô cùng to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm xuống rất nhiều so với trước, các thao tác nghiệp vụ trở nên thuận lợi hơn và tinh giản hơn rất nhiều. Điều đó đã tạo nên những lợi ích rõ ràng và hiện hữu cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chủ thể kinh doanh khác. Một mặt, hiệu quả cải cách tạo nên tâm lý tích cực, tin tưởng và thân thiện hơn từ các chủ thể trong xã hội, qua đó nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong các hoạt động quản lý Nhà nước, mặt khác, tạo điều kiện cho các hoạt động giao thương kinh tế, cải thiện hiệu quả thu ngân sách và thu hút đầu tư. Chuyển đối số có nội hàm rất rộng, không chỉ là việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi các bước thủ tục hành chính, mà còn là chuyển đổi phương thức làm việc, phương thức cung cấp dịch vụ và cách thức điều hành các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ. Nếu xét ở góc độ này, Bộ Tài chính đang tiệm cận tới những ngưỡng thay đổi có tính đột phá, và có khả năng tạo nên những cú hích mạnh mẽ hơn trong tương lai. Dĩ nhiên, để đạt được kết quả đó, không chỉ đòi hỏi nỗ lực của Bộ Tài chính mà phải là quyết tâm và hành động thiết thực của cả hệ thống chính trị, của mọi cơ quan ban ngành từ trung ương tới địa phương. Với tư cách là một Bộ chuyên ngành, không thể chuyển đổi số toàn diện nếu hoạt động chuyển đổi số không có sự liên kết và đồng bộ hóa với các cơ quan, tổ chức khác. Sự cải cách về nhận thức và hành động cũng cần đến từ bên trong một cách đồng đều, hiệu quả và chú trọng tới lợi ích của đất nước, của cộng đồng doanh nghiệp và của ngành. Mục tiêu lớn của chuyển đổi số là giúp ngành Tài chính thay đổi, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ, giao tiếp trực tiếp sang phương thức quản lý hiện đại, dựa vào ứng dụng CNTT. Là một chuyên gia có thời gian dài gắn bó với DN cũng như ngành Tài chính, ông nhận thấy sự chuyển biến như thế nào trong quản lý điều hành của Bộ Tài chính nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số? Có những cấp độ khác nhau về chuyển đổi số. Ở phương diện cải cách hành chính, thời gian vừa qua là những mốc son đánh giá sự thành công vượt bậc của Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc. Có thể dẫn chứng rằng, các thủ tục kê khai và nộp thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đã thay đổi hoàn toàn cách thức thực hiện, trong đó người dân và doanh nghiệp chỉ cần ngồi tại văn phòng là đã có thể xử lý được công việc liên quan tới cơ quan quản lý thuế. Sự thay đổi từ dưới lên trên và đồng đều ở khắp các địa phương thể hiện nỗ lực lớn của Ngành. Sự thay đổi về phương thức quản lý, giám sát, tương tác và hỗ trợ các đối tượng chịu quản lý đã dẫn tới những chuyển biến mạnh mẽ về tính minh bạch, tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước. Kết quả thu ngân sách nhà nước liên tục tăng trong những năm qua, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng tới nội lực của nền kinh tế, tới khả năng tồn tại và phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế. Chuyển đối số không chỉ giới hạn ở các thủ tục hành chính mà còn mở rộng ra mọi hoạt động khác của hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành, làm thay đổi cách thức vận hành, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu nhằm cho ra các kết quả trung thực hơn, làm gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước. Ông có khuyến nghị gì đối với công tác chuyển đổi số của ngành Tài chính trong thời gian tới? - Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua và Bộ Tài chính là số ít các cơ quan khối quản lý Nhà nước tạo ra được sự thay đổi có tính đột biến về cải cách hành chính thông qua ứng dụng chuyển đổi số. Tuy vậy, những hành động đã thực thi mới chỉ là bước đầu, làm nền móng cho các bước tiếp theo, nên Bộ Tài chính vẫn còn có rất nhiều việc để làm. Trước hết, đó là thay đổi từ cách làm việc truyền thống sang cơ chế làm việc mới, ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin, phân tích thông tin, kiểm chứng thông tin và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra các cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số cần được thực hiện một cách đồng bộ, có trách nhiệm và thực chất hơn trong tất cả các cơ quan trực thuộc phạm vi của bộ, sẵn sàng cho việc kết nối vào hạ tầng chuyển đối số của mọi thành phần, chủ thể trong nền kinh tế trong thời gian sắp tới. Bộ Tài chính nên có nhiều hơn các kế hoạch và chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, mà đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nhóm vừa và nhỏ không chỉ thông qua việc tiết giảm các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ mà còn là cung cấp các điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số như hệ thống hạ tầng đường truyền, hệ thống phần mềm và tư vấn tại chỗ… Trân trọng cảm ơn ông! Thu Hiền (thực hiện) |
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics