Chuyện những người chắp bút xây dựng Hải quan tương lai
Tổng cục Hải quan xác định thực hiện Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần tập trung nguồn lực thực hiện. Trong ảnh: Công chức Hải quan sân bay Vân Đồn giám sát hành lý của khách nhập cảnh. Ảnh: Q.Hùng |
“Chắp bút” chiến lược Hải quan
Tổ Chiến lược cải cách hiện đại hóa (Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan) là nơi “khai sinh” rất nhiều chiến lược, kế hoạch cải cách lớn của ngành Hải quan. Và, mới đây nhất, đơn vị đã hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030, là 1 trong 8 chiến lược nhánh của Chiến lược Tài chính 2021-2030.
Vào một ngày cuối năm, phóng viên có dịp gặp gỡ những công chức Hải quan làm công tác cải cách phát triển hiện đại của ngành Hải quan. Qua các câu chuyện được chắp vá theo trí nhớ của mỗi người, chúng tôi hiểu hơn được phần nào công việc bận rộn của họ trong suốt 2 năm qua. Đó là vừa thực hiện đánh giá, tổng kết Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 (giai đoạn 2011-2020), vừa tổ chức nghiên cứu, tìm tòi để đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo các cấp xác định định hướng phát triển cho ngành Hải quan đến năm 2030 và những công việc này cũng là tiền đề cho việc “chắp bút” xây dựng bản dự thảo đầu tiên của Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030.
Trong 2 năm đó, họ vừa đưa ra bài toán, vừa hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá quá trình triển khai Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Bởi, bản báo cáo đánh giá tổng kết chiến lược được xem là cơ sở quan trọng, “đầu vào” của Chiến lược giai đoạn mới.
Công việc bắt đầu từ năm 2020, ý tưởng đầu tiên về bản Đề án Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030 đã được những người làm cải cách của ngành Hải quan vạch ra, sau đó trình cấp trên phê duyệt. Họ cũng là những cán bộ nòng cốt, thành viên thuộc Nhóm công tác Xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030 do Tổng cục Hải quan thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục Hải quan.
Bám sát định hướng của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, những cán bộ, công chức “chắp bút” và đưa vào Chiến lược lần này nhiều điểm mới, khác biệt so với Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.
Anh Mai Đức Khánh (thành viên Tổ) chia sẻ: Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030 vừa kế thừa, phát huy những kết quả, thành tựu đạt được của Chiến lược giai đoạn trước, vừa xác định giải quyết được đồng bộ, toàn diện những thách thức Chiến lược đặt ra từ yêu cầu thực tiễn của ngành Hải quan trong giai đoạn mới, bối cảnh mới. Đó là tái thiết kế quy trình, thủ tục, tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin hay Hải quan là đầu mối về kiểm tra chất lượng, kiểm tra án toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu, thực hiện chuyển đổi số ngành Hải quan, xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh… Hơn nữa, các mục tiêu, định hướng về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đến năm 2030 tầm nhìn 2045 được xác định tại Đại hội XIII của Đảng đã được Nhóm công tác tiếp cận để nghiên cứu, cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển Hải quan, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2030.
Khoảng thời gian xây dựng Chiến lược, khó khăn do phải làm việc trong điều kiện giãn cách, mỗi cán bộ, công chức đã khắc phục bằng cách sử dụng công nghệ để kết nối, trao đổi công việc trực tuyến.
Để nắm bắt xu hướng phát triển của Hải quan các nước, họ quyết định “gõ cửa” tìm sự hỗ trợ của những đồng nghiệp làm công tác hợp tác quốc tế của ngành Hải quan nhằm tìm kiếm các nguồn tài liệu về xu hướng, định hướng phát triển của Hải quan các nước trên thế giới và của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Ngoài ra, những cơ hội khi tham gia các buổi làm việc, hội thảo trực tuyến giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước, đã giúp mỗi cán bộ, công chức tiếp cận kinh nghiệm quản lý hải quan nói chung và thực hiện cải cách phát triển, hiện đại hóa hải quan nói riêng.
Cũng từ tư liệu quý báu đó, Nhóm công tác nhận thấy những điểm tương đồng của Hải quan các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ…, phù hợp để đưa vào chiến lược phát triển của Hải quan Việt Nam trong tương lai. Cùng với đó, với sự hỗ trợ các chuyên gia tư vấn thuộc Dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (TFP), Nhóm công tác nhận được kết quả đánh giá chẩn đoán các hoạt động của Hải quan Việt Nam theo Khung chẩn đoán của WCO.
Chia sẻ với phóng viên về những khó khăn trong quá trình xây dựng Chiến lược, chị Nguyễn Thị Hồng Tuyết, Trưởng phòng, Tổ trưởng Tổ Chiến lược cải cách hiện đại hóa cho biết, do dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến không thể thực hiện trực tiếp nên việc tiếp thu “trí tuệ” của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học gặp khó khăn. Không những vậy, việc lấy ý kiến các bộ, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng lớn… đối với nội dung Chiến lược chủ yếu được thực hiện bằng văn bản nên việc tương tác, trao đổi, trả lời mất nhiều thời gian, thậm chí có những ý kiến tham gia gửi về muộn hơn cả tháng so với kế hoạch. Cũng vì dịch bệnh, làm việc trong điều kiện giãn cách nên việc trao đổi trực tiếp giữa mỗi cán bộ, công chức trong bộ ít nhiều bị hạn chế.
“Thành công ngoài mong đợi đối với mỗi cán bộ, công chức khi các bản dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan 2020-2030 sau mỗi lần xin ý kiến đều nhận được sự đồng tình, đánh giá cao từ trong nội bộ ngành Hải quan, từ các bộ, ngành, cũng như hiệp hội doanh nghiệp... Quá trình xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan 2021-2030 luôn bám sát tiến độ xây dựng Chiến lược Tài chính. Đến nay, sau gần 2 năm nghiên cứu xây dựng, lấy ý kiến, hoàn thiện, hiện Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đã được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra”, chị Nguyễn Thị Hồng Tuyết tiết lộ.
Chia tay những con người thầm lặng làm công tác cải cách của ngành Hải quan, chúng tôi luôn ấn tượng ở họ về sự sôi nổi, quyết liệt, nhiệt huyết, yêu nghề. Bởi, với mỗi cán bộ, công chức Hải quan nơi đây, họ luôn tự hào là người “mở đường” cho quá trình phát triển, cải cách hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.
Nỗ lực xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh
Là một trong những ngành đi đầu về hội nhập, Tổng cục Hải quan xác định thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần tập trung nguồn lực thực hiện, chủ trương quan trọng này đã được Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt.
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan, để thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, trong năm 2021, ngành Hải quan đã huy động sự đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) toàn Ngành, đặc biệt là các nhóm chuyên gia về công nghệ thông tin (CNTT), chuyên gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ khối cơ quan Tổng cục và các cục hải quan địa phương.
Để có thêm cái nhìn rõ nét hơn, chúng tôi tìm gặp Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành. Dù những ngày cuối năm 2021 bận rộn với nhiều công việc chuyên môn và công tác cuối năm của đơn vị, nhưng với bề dày kinh nghiệm cả ở lĩnh vực nghiệp vụ hải quan và CNTT, chỉ trong ít phút, Cục trưởng Lê Đức Thành có nhiều chia sẻ thú vị về thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh.
“Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh, trước tiên là tái thiết kế quy trình nghiệp vụ với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tăng cường tính công khai, minh bạch, đồng thời hạn chế tối đa sự can thiệp của con người. Quy trình mới phải nâng cao hơn nữa tính tự động hóa, sẽ tinh xảo hơn, có các bước thực hiện gọn hơn, đảm bảo phân tích, đánh giá thông tin chính xác hơn để tập trung quản lý những đối tượng có rủi ro cao”, ông Lê Đức Thành chia sẻ.
Để có nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ việc phân tích, đánh giá tự động của các hệ thống công nghệ thông tin, vấn đề quan trọng đặt ra là phải chuyển đổi số. Cụ thể là chuyển đổi hồ sơ, tài liệu, hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực hải quan, lĩnh vực xuất nhập khẩu… từ các bản giấy, bản scan thành các dữ liệu số hóa để hệ thống máy tính có được nguồn dữ liệu đầy đủ, phong phú, làm cơ sở tự động phân tích, đánh giá.
Theo Cục trưởng Lê Đức Thành, các nội dung về chuyển đổi số rất rộng, nhưng tựu trung, cụ thể trong lĩnh vực hải quan sẽ tập trung vào thiết kế lại quy trình nghiệp vụ, số hóa dữ liệu đầu vào, áp dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như AI, BI, IOT, Big Data vào phân tích, đánh giá và lưu giữ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan.
Cùng với các nội dung về CNTT, để thực hiện thành công Hải quan số, Hải quan thông minh, nhiệm vụ hết sức quan trọng là xây dựng các bài toán về quy trình nghiệp vụ.
Là một trong những công chức được triệu tập làm việc chuyên trách, Phó Trưởng phòng CNTT (Cục Hải quan TPHCM) Vương Tuấn Nam chia sẻ, thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là bước đột phá, nhất là ứng dụng nhiều thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Đây không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là bài toán quản lý theo các chuẩn mực về quản lý hải quan hiện đại. Vì có nhiều nội dung mới nên mỗi công chức tham gia làm việc chuyên trách phải không ngừng cập nhật, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế từ nhiều bên liên quan, như cập nhật cả về chuỗi quản lý của hãng tàu; đọc thêm nhiều tài liệu, các công trình khoa học được công bố trong và ngoài nước liên quan đến quản lý hải quan hiện đại… từ những vấn đề thực tế, những kiến thức thu nạp được, các thành viên trong nhóm lại đưa ra để thảo luận hết sức sôi nổi để tìm phương án tối ưu. Những ngày làm việc tập trung ở trụ sở Tổng cục Hải quan, các nhóm đều làm việc hăng say, nhiều ngày làm việc tới 1-2 giờ sáng”, anh Vương Tuấn Nam tâm sự.
Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám cho biết, năm 2021, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo nhóm Nghiệp vụ thuộc Tổ Triển khai tập trung đã xây dựng và hoàn thiện yêu cầu bài toán nghiệp vụ hải quan và quy trình nghiệp vụ của bài toán phục vụ thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh.
Quá trình xây dựng, Tổng cục Hải quan đã rà soát và xây dựng chi tiết 106 bài toán nghiệp vụ nhánh với tổng số 15.261 chức năng. Mặc dù số lượng bài toán có thay đổi (do cách bố trí sắp xếp lại bài toán nghiệp vụ), số lượng chức năng tăng lên so với thời điểm trình Bộ Tài chính phê duyệt Quyết định 97/QĐ-BTC, nhưng phạm vi, quy mô và dự toán thuê dịch vụ CNTT không thay đổi. Tổng cục Hải quan đang tiếp tục rà soát hoàn thiện chi tiết các bài toán, chức năng của Hệ thống CNTT mới và số lượng bài toán, chức năng sẽ tiếp tục có sự thay đổi.
Hy vọng rằng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành, Hải quan số, Hải quan thông minh sẽ sớm được triển khai để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu tạo thuận lợi thương mại và công tác quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới.
Tin liên quan
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia
15:18 | 21/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Herbalife Việt Nam: “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (CV 6443)
Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform