Cơ chế đấu thầu tốt, đảm bảo minh bạch sẽ hút nhà đầu tư
Luật PPP: “Miếng mồi” doanh thu vẫn chưa đủ sức hút nhà đầu tư | |
Lựa chọn nhà đầu tư PPP bằng hình thức đấu thầu rộng rãi | |
Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư dự án PPP 50% phần giảm thu |
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài |
Dự án Luật PPP sẽ được đưa ra bàn thảo tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV. Ông có nhận định gì về việc ban hành dự luật PPP trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào những dự án lớn?
- PPP không phải là vấn đề mới. Từ năm 1994, chúng ta đã chấp thuận cho dự án PPP đầu tiên là dự án cảng Sao Mai - Bến Đình (Vũng Tàu) theo hình thức BOT, dự án có tổng mức đầu tư 650 triệu USD, tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhà đầu tư của Singapore đã không thực hiện được dự án này. Tới năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bắt đầu cử cán bộ sang Anh nghiên cứu về đầu tư PPP... Đến nay, có thể khẳng định thành công trong PPP ở Việt Nam là không nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, có rất nhiều vướng mắc.
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đã có văn bản trình Chính phủ, Quốc hội, rằng việc ban hành Luật PPP là rất cần thiết, nhưng nên nghiên cứu tình hình thực tiễn thực hiện các dự án đầu tư PPP của Việt Nam trong hơn 20 năm qua để có dự án Luật PPP thực sự phù hợp, qua đó thu hút được nguồn lực đầu tư rất lớn từ khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư PPP cũng như bất kỳ hình thức đầu tư nào khác, không chỉ là kinh nghiệm của thế giới mà phải có đặc thù riêng, có sự thích ứng riêng với từng quốc gia.
Vậy theo ông, dự Luật PPP hiện đã dủ sức hấp dẫn đối với nhà nhà đầu tư nước ngoài hay chưa? Nhà đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm tới những vấn đề gì trong Luật PPP?
- Hiện nay còn 3 vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư trong nước quan tâm.
Trước hết, đó là vấn đề bảo lãnh. Đầu tư PPP là sự phân chia lợi ích giữa nhà đầu tư với Chính phủ. Với đầu tư PPP, không có nhà đầu tư nào bỏ 100% vốn, bên cạnh phần vốn do nhà đầu tư bỏ ra, Nhà nước có thể đóng góp bằng nguồn vốn ngân sách, hoặc vốn vay, vốn từ phát hành trái phiếu dự án. Hiện nay, theo tôi được biết, sắp xếp giữa nhà đầu tư, Chính phủ với ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng luôn luôn quan tâm bảo vệ, thu hồi vốn, không để nợ quá hạn, nhưng trong đầu tư PPP việc tính toán thu hồi vốn khó hơn nhiều, do đó, nếu hai bên không có thiện chí mà luôn luôn phải trình lên Thủ tướng khi gặp vướng mắc thì rất phiền hà. Nếu chúng ta không có cơ chế luật pháp rõ ràng, giao cho một đầu mối đứng ra xử lý thì rất khó giải quyết.
Thứ hai, về chia sẻ lợi ích của dự án, dự thảo có đề cập đến hai khả năng: lãi hoặc lỗ nhiều hơn phương án trong hợp đồng. Trong Quốc hội có quan điểm cho rằng, đây là cơ chế thị trường, lời ăn lỗ chịu. Cách nói này không sai. Nhưng, lấy dẫn chứng trong lĩnh vực giao thông, tôi cho rằng, rất khó có thể dự báo chính xác được lưu lượng phương tiện lưu hành trên quãng đường cụ thể nào đó tại một thời điểm nhất định, bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Theo tôi, trong hợp đồng PPP cần có một điều khoản, trong trường hợp không thực hiện được đúng như dự toán thì cần xử lý theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích. Còn tới ngưỡng nào thì được chia sẻ lợi ích, chúng ta cần có tính toán phù hợp, không phải cứ lỗ vài phần trăm đã thực hiện chia sẻ rủi ro. Điều này cần công khai, minh bạch.
Thứ ba, vấn đề được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hiện nay là cơ chế đấu thầu. Phải nói thêm, hiện nay chúng ta chưa có nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực giao thông. Một trong những nguyên nhân là câu chuyện “lót tay” hội đồng đấu thầu trong quá trình xét thầu, quyết định thầu. Chúng tôi đã đề nghị cần có một tổ chức huy động được các chuyên gia hàng đầu có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm công tác về đường bộ để xem xét dự án PPP, sau đó thành lập hội đồng độc lập để đấu thầu các dự án. Nếu làm được như vậy sẽ tạo cơ chế đấu thầu tốt, đảm bảo sự minh bạch thì nhà đầu tư nước ngoài mới vào cuộc.
Theo ông, nhà đầu tư nước ngoài còn lo ngại điều gì đối với việc xây dựng, ban hành cũng như thực thi Luật PPP?
- Một lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài đó là sắp tới Luật PPP sau khi được Quốc hội thông qua thì sẽ giao cho Chính phủ ban hành nghị định, sau đó, Chính phủ lại giao cho bộ, ngành ban hành thông tư hướng dẫn. Hiện nay đang có tình trạng là Quốc hội làm luật chung chung, nghị định của Chính phủ cũng chỉ giải quyết một số vấn đề và lại phải chờ thông tư ban hành thì Luật mới chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thông tư không phù hợp, thống nhất với nghị định, bởi người làm luật không phải là Chính phủ hay Quốc hội mà là các bộ, có một số điều các bộ không đưa được vào luật thì sẽ đưa vào nghị định, hoặc thông tư. Đây là điều mà các nhà đầu tư sợ nhất. Do vậy, tôi không hiểu vì sao từ năm 2011 chúng ta đã bắt đầu có nghị định cho phép làm thí điểm đầu tư PPP, nhưng đến nay qua 10 năm, chúng ta không có một tổng kết đầy đủ để thể chế hóa một cách chi tiết, công khai, minh bạch, rõ ràng, đủ lòng tin cho nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta khắc phục được điều này thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP.
Dự thảo Luật PPP đang quy định cứng 5 nhóm lĩnh vực đầu tư. Nhiều DN đầu tư nước ngoài kiến nghị lĩnh vực đầu tư nên quy định mở vì có thể phát sinh các lĩnh vực mới. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?
- Về lĩnh vực đầu tư, tôi cho rằng nên kiên định thực hiện chủ trương nhà nước chỉ làm những dự án liên quan an ninh quốc phòng, còn lại những gì DN tư nhân làm được, nhà đầu tư nước ngoài làm được thì nhà nước không cần làm, để tập trung nguồn lực có hạn của nhà nước vào những gì cần tới vai trò của nhà nước. Tôi rất lấy làm lạ là gần đây Bộ trưởng Công Thương đề nghị cho tư nhân tham gia truyền tải điện. Có hai ý kiến về vấn đề này. Một là, truyền tải điện là an ninh quốc gia, tư nhân không được làm. Ý kiến khác cho rằng, truyền tải điện không phải là an ninh quốc gia. Hiện nay vấn đề này đã được quyết định là, trong giai đoạn đầu, trục truyền tải điện cao áp 500KV thì nhà nước làm, có thể làm theo hình thức BT, còn truyền tải điện từ đường dây 500KV này vào các hộ sử dụng, các khu công nghiệp thì để tư nhân làm.
Có ý kiến cho rằng, các dự án PPP trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể sẽ cần tiếp cận với mặt biển. Việc Nhà nước đảm bảo quyền tiếp cận mặt biển là rất cần thiết để thu hút các nhà đầu tư quốc tế cho các dự án. Tuy nhiên, đây là vấn đề tương đối nhạy cảm. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Các dự án năng lượng tái tạo, gồm cả điện gió hay điện mặt trời đều cần diện tích đất rất lớn. Trên thế giới, người ta coi trọng công nghệ làm năng lượng tái tạo trên mặt nước, cái lợi là không tốn diện tích đất, đặc biệt là khi dùng đất nông nghiệp để sản xuất lương thực cho các dự án điện là rất lãng phí. Tuy vậy, liên quan đến mặt biển là liên quan đến an ninh quốc gia, vì thế tôi cho rằng, để giải quyết vấn đề này cần phải lựa chọn đối tác. Không chỉ có dự án năng lượng mà bất kỳ dự án nào chúng ta cũng không thể coi nhẹ vấn đề an ninh quốc phòng. Liên quan lĩnh vực năng lượng, như tôi từng đề cập, chúng ta đang đứng trước tình hình, một bên đòi hỏi phát triển năng lương rất gấp nên chúng ta phát triển tiếp điện than, một bên cho rằng chúng ta cần phát triển nhanh năng lượng tái tạo. Hiện nay đã có 6.000MW năng lượng tái tạo được đưa vào sử dụng, còn hàng trăm nghìn MW đang chờ để được đưa vào sử dụng. Việc giảm giá điện vừa qua có làm nhà đầu tư nước ngoài mặn mà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nữa hay không thì không rõ, nhưng rõ ràng là từ tháng 6/2019 đến nay không có dự án nào mới trong lĩnh vực này.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Phan Vinh Quang, Giám đốc Dự án USAID LEAP III tại Việt Nam: Cần trung tâm khảo thí PPP Sắp tới, nếu muốn triển khai PPP thành công, Chính phủ sẽ cần phải thuê tư vấn quốc tế có uy tín về tài chính, pháp lý và kỹ thuật, đồng thời bảo đảm có đủ ngân sách và ý chí chính trị để thực hiện. Thực tế này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải có cơ quan xây dựng dự án PPP chuyên trách như cách nhiều nước đã làm và gặt hái thành công, trong đó có Philippines. Cơ quan phát triển dự án PPP của Philippines hoạt động như một “trung tâm khảo thí”, giúp chủ đầu tư “ra đề bài”, “chấm bài” theo chuẩn quốc tế. Trung tâm này thành lập từ năm 2010 và đã hỗ trợ xây dựng đề thi, chấm thi cho 38 dự án với tổng giá trị hàng tỷ USD. Toàn bộ chi phí ra đề và chấm thi với từng dự án sẽ được nhà đầu tư thắng thầu hoàn trả. Nhà nước chỉ phải bỏ một lượng vốn rất ít và một số nhà tài trợ... Luật PPP sẽ là cơ hội để chúng ta thu hẹp khoảng cách và tăng năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư PPP. Và khi chúng ta còn đang loay hoay với nhiều vấn đề sự vụ trong dự thảo Luật như trần bảo lãnh, quy mô dự án… thì đối thủ cạnh tranh đang tận dụng “trung tâm khảo thí PPP” để thu hút đầu tư. Vậy thì, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc thành lập một “Trung tâm khảo thí PPP" của Việt Nam trước thực tế việc “ra đề, chấm thi” trong các dự án PPP còn quá nhiều bất cập như thời gian qua? Ông Đoàn Giang, Chuyên gia PPP Quốc tế thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID): Luật PPP cần tạo ra môi trường thu hút đầu tư tư nhân Việc thu hút đầu tư tư nhân sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi đại dịch Covid-19 qua đi. Kinh tế khó khăn sẽ làm cho nhà đầu tư tư nhân cẩn trọng hơn khi ra quyết định đầu tư, đặc biệt là vào những thị trường mới nổi và chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện PPP như Việt Nam. Luật PPP ra đời trong thời gian ngay khi đại dịch qua đi sẽ có ý nghĩa rất nhiều trong việc tạo dựng một nền tảng pháp lý cởi mở, minh bạch, công bằng nhằm xây dựng niềm tin và hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân trong nước và quốc tế. Có lẽ hơn lúc nào hết, yêu cầu các dự án PPP phải bền vững và có khả năng thích ứng với những thách thức bất ngờ như đại dịch Covid-19. Các dự án như vậy mới có thể không gây ra những gánh nặng ngân sách cho nhà nước khi những trường hợp tương tự như đại dịch xảy ra. Tuy nhiên, để có được những dự án như vậy, Luật PPP cần tạo ra môi trường thu hút đầu tư tư nhân và cấu trúc các dự án PPP bền vững. Luật cần đưa ra những nguyên tắc và cấu trúc chặt chẽ nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực tài chính, linh hoạt và sáng tạo trong giải pháp công nghệ để thích ứng với những thách thức phát sinh trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. |
Tin liên quan
Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
18:04 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải Phòng: Thu ngân sách đạt 60.800 tỷ đồng, tăng trên 34%
16:00 | 17/07/2024 Tài chính
Luật PPP đủ hấp dẫn vốn ngoại?
07:00 | 30/05/2020 Kinh tế
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 10/2024 (từ ngày 7/10 đến 13/10/2024)
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics