Có duy trì được xuất siêu khi tỷ giá biến động?
Xuất khẩu duy trì gam màu sáng | |
Xuất khẩu cá ngừ sang Bỉ duy trì mức tăng trưởng cao | |
Xuất khẩu thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao |
Tỷ giá tăng khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, đơn hàng càng khan hiếm. Ảnh: H.Dịu |
VND là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất
Trong những ngày cuối tháng 9, trước và sau khi có thông tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm, đồng USD đã liên tục gia tăng sức mạnh. Hiện trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index liên tục đứng quanh mức 113,7-113,9 điểm, thậm chí đã có lúc vọt lên mức 114,5 điểm – mức cao nhất kể từ tháng 1/2002. Với diễn biến này, thị trường ngoại tệ trong nước cũng liên tục biến động theo xu hướng tăng. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại hiện quanh mức 23.560 - 23.870 VND/USD (mua vào – bán ra), trong khi tỷ giá trên thị trường tự do tăng hơn 100 đồng ở cả hai chiều, hiện ở mức 24.170-24.270 VND/USD (mua vào – bán ra).
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD trong nước đã tăng khoảng 4%. Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), VND là một trong những đồng tiền mất giá ít nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới, bởi nhiều đồng tiền mất giá mạnh so với USD, như: Tân Đài tệ (TWD) -13,5 %; Baht Thái Lan (THB) -11,95%; Yên Nhật Bản (-25,18%); Won Hàn Quốc -17,57%; Peso Philippines (PHP) -13,65%; Ringgit Malaysia (MYR) -9,67%; Rupee Ấn Độ (INR) -7,44%; Nhân dân tệ -10,9%; EURO (-13,49%); Bảng Anh (GBP) -20,02%...
Theo các chuyên gia, so với các đồng tiền trong khu vực, VND có diễn biến ổn định hơn, nhờ nguồn cung ngoại tệ tích cực, đang có ưu thế là thị trường xuất khẩu đa phương, thặng dư thương mại cùng giải ngân vốn FDI tích cực…
Đại diện NHNN nhận định, việc để VND mất giá lớn sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu, tác động đến mặt bằng giá trong nước, do đó, điều hành chính sách tiền tệ phải cố gắng giữ tỷ giá ổn định, từ đó hạ nhiệt lạm phát.
Phải giữ đà xuất siêu
Tuy nhiên, biến động tỷ giá trên thị trường thế giới theo chiều hướng tăng mạnh khiến giá cả hàng hóa thay đổi, sẽ rẻ hơn rất nhiều so với hàng hóa nhập khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu sức ép lớn. Đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Big Phone Việt Nam cho hay, giá USD tăng cao đã khiến nguyên vật liệu, hàng hóa thanh toán bằng USD nhập khẩu về bị tăng giá khoảng 1,5-2%, chưa gồm việc tăng giá chi phí vận chuyển cùng nhiều chi phí khác. Vì thế, các doanh nghiệp phải chấp nhận bù lỗ hoặc tính vào chi phí thành phẩm, nhưng như vậy đều khiến doanh nghiệp thiệt hại về doanh thu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trong khi đó, với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá tăng cũng không làm các doanh nghiệp này hưởng lợi, bởi với người tiêu dùng quốc tế, USD trở nên đắt đỏ khiến họ thắt chặt hầu bao, làm đơn hàng sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, thủy sản cho biết đã ghi nhận mức giảm từ 30-40% đơn hàng trong thời gian tới.
Ông Lim Han Tea, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam cho biết, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu 100% vốn Hàn Quốc nên nguyên liệu nhập khẩu sẽ được công ty mẹ cung cấp, không lo biến động về giá từ tỷ giá. Tuy nhiên, công ty lại chịu ảnh hưởng do đơn hàng khan hiếm, giảm tới 60% so với đầu năm khiến tình hình sản xuất ảm đạm, phải cho công nhân nghỉ luân phiên. Vì thế, Công ty đang phải gia tăng tìm kiếm đơn hàng, duy trì hoạt động để giữ chân công nhân.
Tỷ giá tăng còn khiến chi phí vận chuyển cùng nhiều chi phí liên quan thanh toán bằng USD của các doanh nghiệp tăng mạnh. Giá USD cứ đắt thêm 1%, doanh nghiệp thuê tàu sẽ phải trả chi phí tăng lên đúng 1%. Ngoài ra, việc huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ khó hơn và lãi suất cao hơn, tạo ra áp lực giữ chân dòng vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, biến số tỷ giá còn tác động mạnh đến các khoản nợ vay bằng USD của các doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận lỗ do chênh lệch tỷ giá rất lớn…
Trái ngược với tỷ giá USD tăng, đồng EURO, đồng Bảng Anh đã giảm giá rất mạnh, thậm chí có nhiều thời điểm 1 EURO không đổi được 1 USD. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu cũng chịu ảnh hưởng mạnh.
Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa có công cụ gì thực sự mạnh để kìm đà tăng tỷ giá ngoài công cụ lãi suất. Từ đầu năm đến nay, ước tính NHNN đã phải bán ra 21 tỷ USD để tăng thanh khoản cho thị trường, giúp tỷ giá ổn định. Do đó, mức dự trữ ngoại hối quốc gia hiện nay vẫn được đánh giá là an toàn, song đã mỏng đi đáng kể so với trước đây. Nên việc giữ đà xuất siêu là rất quan trọng. USD tăng giá cũng có lợi cho xuất khẩu, giúp tăng động lực xuất khẩu, mang về thêm nguồn ngoại tệ, giúp điều hoà thị trường.
Thông tin từ Bộ Công Thương, tính từ đầu năm đến 15/9, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu, đạt 4,64 tỷ USD. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội để duy trì đà xuất siêu, nhờ vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đã và đang bước vào giai đoạn cắt giảm mức thuế quan lớn hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát là những yếu tố thúc đẩy thương mại.
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may đã chủ động chuyển đổi, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển; đồng thời thường xuyên đàm phán, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng mới nhằm đảm bảo duy trì sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp được khuyến nghị nên chủ động trong các vấn đề liên quan đến tỷ giá, thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhằm nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.
Tin liên quan
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform