Cơ hội bứt phá nào cho doanh nghiệp dệt may hậu Covid-19?
Xuất khẩu dệt may sẽ "về đích" 34 tỷ USD | |
Dệt may xuất sang EAEU có nguy cơ bị áp dụng phòng vệ ngưỡng | |
Dệt may làm gì để nhanh chóng hồi phục? |
Toàn cảnh hội thảo |
Đại dịch kéo doanh nghiệp gần nhau hơn
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế ngành dệt may – da giày Việt Nam tổng kết 1 năm sau Covid-19 và phát triển bền vững do Vitas tổ chức sáng nay, 11/12 tại Hà Nội, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động thông tin, dịch Covid-19 tác động mạnh tới doanh nghiệp dệt may. Có tới 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng; 53,5% doanh nghiệp dệt may bị khách hoãn hủy đơn; 22,9% doanh nghiệp dệt may không xuất khẩu được.
“Trước những tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược về phát triển sản phẩm và tìm khách hàng mới. Xu hướng ngắn hạn và trung hạn là đa dạng hóa khách hàng, thị trường và sản phẩm là cứu cánh cho các doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất”, bà Chi nói.
Bà Chi nêu rõ, quá trình khảo sát cho thấy, đại dịch Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng mạnh nhu cầu liên kết với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Cụ thể, nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp trong Covid-19 gồm: Liên kết để mua bán nguyên vật liệu trong nước để thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc có giá thành cao hơn; liên kết để chia sẻ đơn hàng, đặc biệt giữa các công ty lớn và các công ty vừa và nhỏ; liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau như công nghệ, máy móc, thực hiện các tiêu chuẩn môi trường (như xử lý nước thải, dùng năng lượng mặt trời…) và các vấn đề khác.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đánh giá, ngoài động lực từ Covid-19, việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ cũng đang thúc đẩy các nhà máy và cả nhãn hàng tăng cường mua bán nguyên vật liệu trong nước.
Cụ thể, Công ty Sợi Phú Bài đã thúc đẩy việc bán sợi cho nhiều doanh nghiệp FDI trong nước trong thời gian dịch. Nhiều nhà máy may cho biết, họ đã và đang thuyết phục nhãn hàng sử dụng vải và nguyên phụ liệu trong nước thay vì nhập khẩu hoàn toàn như trước đây để tận dụng được ưu đãi thuế quan qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU ( EVFTA).
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho thấy, 46,6% doanh nghiệp đã thực hiện việc liên kết với doanh nghiệp khác và 39,5% dự định thực hiện việc liên kết trong thời gian 1-3 năm tới.
Theo ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, khi dịch Covid-19 xảy ra, việc đứt gãy nguyên phụ liệu từ nước ngoài khiến doanh nghiệp gặp khó, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung ứng trong nước. Chính Covid-19 đã kéo doanh nghiệp trong nước “lại gần” nhau hơn, kết nối tốt hơn.
Tiếp tục vượt khó
Theo thông tin được Vitas đưa ra, nhu cầu của châu Âu và Hoa Kỳ trong năm 2020 giảm lần lượt là 45% và 40% với hàng may mặc. Cho tới thời điểm quý 4/2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hoa Kỳ và châu Âu, khiến cho thời điểm hồi phục của ngành thời trang về mức trước khi đại dịch được dự đoán là cuối năm 2022, đầu năm 2023.
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Mặc dù vậy, ngành dệt may Việt Nam cũng có nhiều cơ hội trong bối cảnh thương mại toàn cầu thay đổi. Trung Quốc không chỉ giảm tổng lượng xuất khẩu (lên tới 50% với một số mặt hàng) mà mức giá cũng giảm sâu nhất (20%).
Trong khi đó, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng khó may, có giá trị cao, nhờ vậy mà vẫn giữ giá và mở rộng thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất hàng may mặc vào Hoa Kỳ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay.
Ở thị trường châu Âu, hiện tại Việt Nam mới chiếm khoảng 3% thị phần. Với EVFTA có hiệu lực ngày 1/8/2020, dự báo xuất khẩu dệt may tăng 67% vào 2025. Các doanh nghiệp đã bắt đầu một số điều chỉnh mang tính chiến lược trong thời gian 1-3 năm tới. Có tới 55,7% doanh nghiệp dự định thúc đẩy tự động hóa; 49,8% sẽ phát triển sản phẩm mới; 39,9% sẽ đa dạng hơn nữa sản phẩm và 41,5% sẽ đầu tư nâng cao kỹ năng lao động.
Ông Nguyễn Văn Thời cho hay, nhu cầu thế giới có sụt giảm trong năm 2021, nhưng sẽ không nhiều lắm. Rõ ràng thị trường cho dệt may Việt Nam có nhưng quan trọng là có cạnh tranh được với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc... hay không.
“Chúng tôi hoàn toàn có đủ tự tin. Về nguyên liệu, Công ty đã làm với các nhãn hàng lớn, đã ký đơn hàng đến tháng 6/2021 rồi, đặt tiền mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Về cơ bản, những doanh nghiệp lớn có công nghệ, quản trị sẽ không gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 vẫn sẽ chưa hết khó, nhưng 2022-2023 sẽ bật lên rất mạnh”, Chủ tịch TNG nhấn mạnh.
Ông Vũ Đức Giang chia sẻ, có nhiều nhãn hàng thời trang cho biết sẽ tăng mua từ Việt Nam sau Covid-19, một phần do chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và một phần do các FTA mà Việt Nam tham gia.
“Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực vượt khó năm 2021, năm 2022, thậm chí năm 2023. Đến cuối quý 3/2023, nếu Covid-19 được kiểm soát thì sẽ về trạng thái bình thường của năm 2019. Các FTA, nhất là EVFTA, CPTPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang có kết cấu thị trường tương đối tốt”, ông Giang nói.
Tin liên quan
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform