Có nên "nới room” cho nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?
Băn khoăn về giới hạn tỷ lệ
Theo báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” vừa được CIEM công bố, tính đến 30/6/2021 có 19 tổ chức tín dụng có cổ đông là tổ chức nước ngoài sở hữu trên 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trong đó ngân hàng thương mại nhà nước có 3/4 ngân hàng và ngân hàng thương mại cổ phần là 16/28 ngân hàng; 11 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 15% trong đó có 5 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 25%.
Đáng chú ý, giai đoạn từ 2018 đến tháng 6/2021, một số ngân hàng có phát sinh sở hữu của tổ chức nước ngoài như BIDV (1 tổ chức là KEB Hana sở hữu 15%), MSB (8 tổ chức, sở hữu 28,22%), VPB (9 tổ chức sở hữu 13,33%), LVB (1 tổ chức sở hữu 2,1%) và SCB (1 tổ chức sở hữu 4,94%).
“Dù tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong vài năm trở lại đây nhưng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Cùng với việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại là sự cam kết lâu dài và chuyển giao kinh nghiệm, năng lực của các cổ đông chiến lược. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao năng lực tài chính hoạt động an toàn, ổn định và có hiệu quả hơn cho các tổ chức tài chính trong thời gian qua”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo cho biết.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, việc nâng cao năng lực quản trị và cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn là một trong những yêu cầu trọng tâm được chú trọng nhằm đáp ứng mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình cải cách và hội nhập. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng cũng như trong thu hút FDI nói chung đều hướng tới tiếp cận nguồn lực tài chính, và kỹ năng quản trị, công nghệ tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài.
“Vấn đề đặt ra trong việc dự thảo các mục tiêu chương trình này là khả năng tiếp thu của các ngân hàng thương mại trong nước đối với các kỹ năng quản trị, công nghệ từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, một vấn đề khác mà chúng tôi cũng đang băn khoăn là liệu các quy định hiện hành về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng Việt Nam có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu hay không”, bà Minh nhấn mạnh.
Báo cáo kiến nghị đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc một cách tiếp cận mở hơn trong điều tiết ngành ngân hàng. Ảnh: ST. |
Vì sao nên "nới room”?
Đề cập đến lý do vì sao nên “nới room”, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể mang lại một số lợi ích như: tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho các ngân hàng thương mại Việt Nam; hỗ trợ thực hiện hiệu quả các cam kết về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại trong các FTA, đặc biệt là EVFTA.
Theo đó, cân nhắc tích cực đề xuất của các định chế tài chính EU về việc nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ tại 2 thương mại cổ phần trong nước trong vòng 5 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, trừ Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
Bên cạnh đó, việc nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng khả năng thu hút đầu tư và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho các ngân hàng, đồng thời, tỷ lệ room khi được nâng lên một cách hợp lý cũng góp phần tránh được rủi ro nhà đầu tư nước ngoài chi phối hoạt động của ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở các bài học kinh nghiệm từ các nước và thực tiễn tại Việt Nam, báo cáo kiến nghị đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc một cách tiếp cận mở hơn trong điều tiết ngành ngân hàng, trong đó có tiếp cận mở đối với giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại. Theo đó Việt Nam cần nghiên cứu chi tiết hơn về lợi ích tiềm năng của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, gắn với các kịch bản điều chỉnh cụ thể.
Ngoài ra, CIEM cũng đề xuất, Việt Nam cần cân nhắc cập nhật chiến lược phát triển ngành ngân hàng, trong đó có cân nhắc cập nhật quan điểm về mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cân nhắc cải thiện khung pháp lý theo hướng hiện đại và mở, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. Cân nhắc khả năng nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại trong các đề xuất về phát triển trung tâm tài chính quốc tế, Fintech, các tổ chức trung gian thanh toán...
Tin liên quan
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform