Còn động lực và dư địa cho doanh nghiệp tiếp tục phục hồi
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Ông đánh giá như thế nào về những tác động bất lợi tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2023 và thời gian tới?
Bức tranh kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm đã kéo dài sự không thuận lợi từ cuối năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh do nhu cầu từ các thị trường chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, ASEAN, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia Đông Á giảm. Điều này cũng khiến cho sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Việt Nam giảm mạnh so với cùng kỳ 2022.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới như ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 còn hiện hữu, cùng với đó là vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra bất thường, cạnh tranh chiến lược của các cường quốc, vấn đề lạm phát ở nhiều quốc gia, giá xăng dầu, nhiên liệu, nguyên vật liệu còn ở mức cao và sự phục hồi chậm, khó khăn của các đối tác thương mại lớn... Ngoài ra còn là sự dịch chuyển chuỗi giá trị, yêu cầu của đối tác, thị trường theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững, xu hướng kinh tế xanh, kinh tế số…
Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự ứng phó như thế nào?
Dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nỗ lực phấn đấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động tìm cơ hội phục hồi, phát triển. Theo đó, các doanh nghiệp vẫn linh hoạt tìm cách tái cơ cấu sản xuất, tìm kiếm sản phẩm mới và thị trường mới để mở rộng hoạt động… nên dù kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhưng chúng ta vẫn duy trì xuất siêu ở mức cao.
Tuy vậy, dù là khu vực doanh nghiệp đông về số lượng nhưng do quy mô và tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế nên đơn hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sụt giảm rõ rệt, đầu ra khó khăn, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, đặc biệt ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của người lao động. 7 tháng đầu năm 2023, bình quân mỗi tháng có khoảng 18.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng cũng có hơn 16.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Điều này phản ánh khu vực doanh nghiệp vẫn bị tổn thương nghiêm trọng trước những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước.
Những tháng còn lại của năm 2023 không còn nhiều, động lực nào cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, thưa ông?
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức đó, các doanh nghiệp Việt càng phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn và đổi mới sáng tạo hơn để thực sự phát triển. Hiện động lực và dư địa cho các doanh nghiệp phát triển vẫn còn, nhất là nhờ vào những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường hay từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ như giảm thuế, giảm lãi suất, giảm tiền thuê đất… đã có hiệu lực và phát huy hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực cho phục hồi.
Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần xác định cụ thể các thách thức, cơ hội để đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy, chỉ có doanh nghiệp mới biết doanh nghiệp cần gì nhất, nên chính doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, tìm lối ra trong những khó khăn của nền kinh tế.
Về giá, các cơ quan quản lý phải tạo bệ đỡ, tạo không gian cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển thuận lợi. Thời gian tới, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý và cải thiện môi trường về đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cần tiếp tục được thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các gói hỗ trợ của Nhà nước. Các cơ quan quản lý cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh dựa trên đổi mới, sáng tạo.
Hay với lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động, thủ tục liên quan cần tiếp tục được cải cách, nâng cao hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hoá và áp dụng số hoá triệt để quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thuận lợi. Điều đáng mừng là Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã và đang nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ này, nhất là thông qua các cuộc tham vấn, đối thoại với doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Mục tiêu mà VCCI mong muốn là đến năm 2025, doanh nghiệp tư nhân có đóng góp 15% GDP, năm 2030 đóng góp 20% vào GDP. Hiện tại, con số đóng góp mới khoảng 9% GDP. Vì thế, VCCI sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn, góp ý chính sách pháp luật; đẩy mạnh hoạt động định hướng, vận động xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh; tăng cường kết nối doanh nghiệp và triển khai các quy hoạch, các liên kết kinh tế vùng và địa phương…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển
12:16 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics