COVID-19 bộc lộ điểm yếu hệ thống cung ứng thực phẩm Mỹ
Một nhà máy xử lý thịt của Tyson Foods tại Springdale, Arkansas. Ảnh: Getty Images |
Tờ Guardian (Anh) đánh giá Mỹ đang hướng tới một tương lai trong đó những người yêu thích món bít tết, burger pho mai và thịt nướng sẽ phải “chia ly” với sở thích của mình.
Vào tháng 4, công ty thực phẩm hàng đầu của Mỹ Tyson Foods cảnh báo rằng chuỗi cung ứng thực phẩm tại Mỹ “đang bị đứt gãy” vì thiếu nhân lực làm việc tại các cơ sở và nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt. Dịch COVID-19 buộc các doanh nghiệp lớn của nước này đóng cửa nhà máy xử lý thịt do nhân viên mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Nhưng đối với một số nhà quan sát, khủng khoảng đến với ngành sản xuất thịt Mỹ không phải là điều bất ngờ. Người chăn nuôi gia súc Will Harris tại bang Georgia cho biết từ lâu đã cảm nhận được ngành nông nghiệp một ngày nào đó sẽ chịu “thương tích”.
Harris hiểu rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng thịt tại Mỹ bởi trong 2 thập niên qua ông đã nuôi gia súc cung cấp cho hệ thống sản xuất thịt bò công nghiệp. Harris nhận định: “Trong 70 năm qua, các tập đoàn đa quốc gia đã dịch chuyển hệ thống thực phẩm của chúng ta chỉ tập trung vào hiệu quả, giảm chi phí sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc họ hình thành hệ thống thực phẩm yếu thế”.
Công nghiệp hóa đã buộc nhiều nông dân Mỹ phụ thuộc vào lò mỏ gia súc, gia cầm của các tập đoàn đa quốc gia. Khi những nhà máy xử lý thịt gia cầm, gia súc ngừng hoạt động vì một lý do nào đó, các trang trại nông nghiệp không còn nguồn hoặc không gian để duy trì sự sống cho những con vật này. Do vậy trong thời gian tới có khả năng hàng triệu gia cầm, gia súc sẽ "lĩnh án tử".
Nhưng mô hình mà Harris áp dụng từ thập niên 90 của thế kỷ trước đã giúp ông vượt qua khủng hoảng trong thời gian qua, khác với những nông dân phụ thuộc vào các nhà máy xử lý thịt. Doanh số bán trực tuyến sản phẩm từ trang trại của ông đã tăng gấp 5 lần. Các nhà máy xử lý thịt giảm hoạt động đồng nghĩa với những chú bò của Harris "có thêm thời gian gặm cỏ".
Ông Bob Martin tại Trung tâm Johns Hopkins vì Tương lai Đáng sống nhận định: “COVID-19 là hồi chuông cảnh báo, và còn cho chúng ta cơ hội để thay đổi hệ thống thực phẩm theo hướng ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự gián đoạn”.
Các lò mổ gia súc được coi là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm nhất tại Mỹ, nơi người lao động nhập cư thường bị bóc lột, an toàn người lao động thường không được đảm bảo. Có 20 người lao động tại các lò mổ gia súc Mỹ đã tử vong vì COVID-19 và hơn 5.000 người khác dương tính với SARS-CoV-2.
Và dịch COVID-19 được cho sẽ dẫn đến hình thức khác thay thế cho các lò mổ. Nhiều nông dân đã tìm đến mạng xã hội để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời bán trực tiếp sản phẩm của họ. Những thay đổi đang diễn ra trước tình hình hiện nay với ngành công nghiệp thịt tại Mỹ.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tới 6 giờ sáng 11/5 (giờ Việt Nam), Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về hầu hết các chỉ số liên quan tới dịch COVID-19. Trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận 18.223 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 695 người tử vong.
Song đây là tín hiệu cho thấy đại dịch đang thuyên giảm tại "xứ sở cờ hoa", khi số người mắc bệnh và tử vong đều giảm mạnh so với mấy ngày trước. Như vậy, Mỹ đã có tổng cộng 1.365.532 ca mắc COVID-19 và 80.732 ca tử vong.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform