Covid-19 giúp gỗ Việt “lột xác” mô hình kinh doanh?
Xuất khẩu gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số | |
Gấp rút tăng tốc, xuất khẩu gỗ "cán đích" 12 tỷ USD? | |
Ngành gỗ cần làm gì để hồi phục và phát triển sau đại dịch? |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất khẩu giảm 2,5%
5 tháng đầu năm nay, theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 3,94 tỷ USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngành gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, bên cạnh thủy sản, rau quả. Tác động của đại dịch Covid-19 đặc biệt rõ rệt kể từ tháng 3 trở đi.
Mặc dù Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục duy trì là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với 83,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, nhưng các thị trường này đều đã thông báo giãn hoặc hủy bỏ các đơn hàng.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về tác động của đại dịch Covid 19, cho đến nay đã có trên 80% các nhà mua hàng xuất sang thị trường Mỹ thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng đợi tình hình mới.
81% doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU đã nhận được thông báo hủy đơn và giãn đơn hàng. Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hiện tại các khách hàng không tới nhà máy duyệt mẫu. Do đó, các doanh nghiệp gỗ Việt chưa ký được đơn hàng mới cho mùa hàng 2020 – 2021.
Điều này kéo theo nhiều nhà máy tiềm ẩn nguy cơ đóng cửa và ngừng hoạt động trong thời gian tới, hàng trăm nghìn lao động đối mặt với tình trạng thất nghiệp, không đảm bảo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động trong thời gian dài.
Động lực chuyển đổi mô hình kinh doanh
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), trong tháng 5, việc đại dịch Covid-19 được kiểm soát tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng.
Tại Mỹ, nhiều tiểu bang bắt đầu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và quay trở lại với các hoạt động kinh tế để làm giảm nguy cơ suy giảm tăng trưởng cũng như giảm thất nghiệp gây ra bởi đại dịch Covid-19 trong bối cảnh tình hình đại dịch còn diễn biến tương đối phức tạp tại nước này.
Tại EU, lệnh phong tỏa đang từng bước được gỡ bỏ cũng là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tại Italy, lĩnh vực sản xuất, xây dựng và phân phối được phép hoạt động trở lại…
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đồng thời là Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt nhấn mạnh, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục gây khó khăn cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên, tính chung trong năm 2020 ngành gỗ vẫn có thể tăng trưởng gần 2 con số.
Đó là bởi, thị trường đồ gỗ, đặc biệt là những sản phẩm cốt lõi có doanh số nhiều tỷ USD đang có sự chuyển dịch về Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình đại dịch tại Việt Nam đã khống chế cơ bản tốt, tạo ra sức hút đầu tư và nhu cầu mua hàng lớn đối với Việt Nam. Thế giới cũng đang có chính sách sống chung với dịch, đang mở cửa dần thị trường.
Để có thể xoay xở vượt qua giai đoạn khó khăn, theo ông Lập, các doanh nghiệp cần xây dựng tốt chiến lược về sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược về khách hàng.
Cụ thể, khi thế giới sống chung với đại dịch thì bộ sản phẩm dùng cho sân vườn gia đình, sản phẩm dùng cho nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ (chiếm 60% đồ gỗ cho gia đình người Mỹ) được ưu tiên số 1 và cũng là sản phẩm có nhu cầu cực lớn trên thế giới.
Ngoài ra, viên nén và ván dán cũng là những sản phẩm thế giới có nhu cầu cao (4 tháng đầu năm xuất khẩu viên nén đạt 108,2 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước).
Với xây dựng chiến lược về thị trường khách hàng, Việt Nam chào hàng vào các thị trường khống chế dịch tốt hoặc đang hoặc vẫn mở cửa thị trường (Australia, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Mỹ,…). Đây cũng là những thị trường lớn tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam cho cả trước mắt và lâu dài cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.
“Các doanh nghiệp cũng tích cực thay đổi về kỹ năng bán hàng, yêu cầu về nhãn mác, bao bì đóng gói để bán hàng online”, ông Lập nhấn mạnh.
Nhận định đại dịch Covid-19 mang đến những thách thức đến ngành gỗ nhưng cũng mang lại cơ hội để chuyển đổi đối với ngành, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho rằng: Mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng hiện đang gặp khó khăn vì chi phí vận hành lớn và thiếu tính năng động.
Covid-19 là động lực để chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến và đẩy mạnh ứng dụng không gian kỹ thuật số trong ngành gỗ. Các doanh nghiệp chế biến trong ngành cần tận dụng cơ hội tái cơ cấu bộ máy để hoạt động hiệu quả hơn cũng như đẩy nhanh việc chuyển đổi phương thức kinh doanh.
Tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt 927 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm, 28,5% trong tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là từ thị trường Trung Quốc, 15,5% từ thị trường Hoa Kỳ và 4,2% từ thị trường Thái Lan. |
Tin liên quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
Đưa đồ gỗ, mỹ nghệ Việt Nam vào sân chơi thiết kế và thương hiệu toàn cầu
14:20 | 20/04/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics