Cú sốc cho nền hòa bình mong manh ở Sri Lanka
Đánh bom ở Sri Lanka phản ánh hiềm khích tôn giáo sâu sắc | |
Khách sạn, nhà thờ ở Sri Lanka đồng loạt bị tấn công, 129 người chết |
Hiện trường vụ nổ bên trong nhà thờ ở Kochchikade, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/4/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN. |
Hơn 290 người thiệt mạng và khoảng 500 người khác bị thương trong 8 vụ đánh bom liên tiếp tại các nhà thờ Công giáo, khách sạn hạng sang mà người nước ngoài hay lui tới và những địa điểm khác trong và ngoài thủ đô Colombo ngày 21/4. Mô tả đây là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe kêu gọi người dân hãy mạnh mẽ và đoàn kết. Nhưng đối với nhiều người ở đất nước được coi là "Hòn ngọc trên Ấn Độ Dương" này, chiến tranh vẫn là một quá khứ còn dang dở, xung đột bạo lực đang là câu chuyện chưa có điểm dừng
Sri Lanka vốn có một lịch sử dài chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai. Cuộc chiến gần 30 năm chống tổ chức ly khai cực đoan Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) đã cơ bản chấm dứt năm 2009. Tuy nhiên, ở một đất nước đa tôn giáo, đa sắc tộc với nhiều biến cố trong lịch sử như Sri Lanka, có lẽ những mầm mống xung đột luôn tiềm ẩn và dễ dàng bùng phát. Cộng đồng người Cơ đốc giáo chỉ chiếm khoảng 7-8% dân số nước này, người Hồi giáo 10%, Hindu giáo 13%, còn lại là Phật giáo.
Xung đột giáo phái và sắc tộc trở thành vấn đề dai dẳng làm đau đầu tất cả các chính phủ ở Sri Lanka. Bản thân sự xuất hiện của LTTE và cuộc chiến tranh đẫm máu ở Sri Lanka từ năm 1983 cũng được cho bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa cộng đồng người thiểu số Tamil theo đạo Hindu và cộng đồng sắc tộc Sinhala theo Phật giáo. Sau thời gian được "ưu đãi" với chính sách "chia để trị" dưới thời thực dân Anh, sau khi Sri Lanka giành độc lập, với quan điểm rằng Sri Lanka là "đất nước của người Sinhala theo Phật giáo", những người thiểu số Tamil dường như bị tách khỏi các hoạt động văn hóa, kinh tế và xã hội của đất nước, trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm người Sinhala.
Mặc dù chiến tranh đã kết thúc 10 năm, đến nay Sri Lanka vẫn chưa thể thực hiện hòa giải và giải quyết thỏa đáng quá khứ xung đột. Từ năm 2011, liên tục xuất hiện những "làn sóng" tấn công nhằm vào cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại Sri Lanka. Tháng 6/2014, Sri Lanka đã phải ban bố lệnh giới nghiêm tại khu du lịch miền Nam nổi tiếng của nước này sau khi căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và tín đồ Phật giáo quá khích leo thang thành các cuộc đụng độ làm gần 50 người bị thương. Tháng 3/2018, bạo lực tôn giáo bùng phát và lan rộng buộc Tổng thống Maithripala Sirisena phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và triển khai quân đội ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thậm chí, các cuộc tấn công, bạo lực tôn giáo diễn ra không phải tự phát mà là có tổ chức.
Trong bối cảnh đó, những tư tưởng ly khai, cực đoan, thánh chiến... mà các tổ chức khủng bố "gieo rắc" thông qua nhiều hình thức cũng xâm nhập vào Sri Lanka dễ dàng hơn. Năm 2016, Chính phủ Sri Lanka tiết lộ 32 công dân nước này đã gia nhập tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và đã rời bỏ đất nước. Một số báo cáo chỉ ra rằng các thành viên IS ở Ấn Độ có quan hệ với Sri Lanka, làm dấy lên lo ngại sau khi IS bị đánh bại, nhiều khả năng những thành viên của nhóm khủng bố này sẽ quay trở về. Điều này có vẻ giống với chủ nghĩa cực đoan ở Bangladesh thời điểm trước khi xảy ra vụ tấn công ở Dhaka năm 2016 do những thành viên có học vấn của IS thực hiện nhằm vào người nước ngoài tại một quán cà phê.
Mặc dù trước đây các vụ tấn công nhân dịp lễ Phục sinh do các nhóm Hồi giáo cực đoan tiến hành cũng từng xảy ra trên thế giới, như vụ ở Pakistan (năm 2016 làm 75 người thiệt mạng) và Ai Cập (năm 2017 làm 45 người chết), song mức độ phức tạp và bản chất phối hợp của loạt vụ tấn công vừa qua ở Sri Lanka dường như giống với các vụ tấn công ở Mumbai năm 2008 hơn. Năm đó, 12 vụ đánh bom phối hợp và xả súng diễn ra tại nhiều địa điểm ở Mumbai, như một quán cà phê, khách sạn Taj Mahal Palace, khách sạn Oberoi Trident và một cơ sở Do Thái giáo.
Hầu hết các vụ tấn công chết người trước đây ở Sri Lanka đều do phiến quân LTTE thực hiện. Song hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào thừa nhận thực hiện các vụ tấn công mới nhất. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến các vụ tấn công liên hoàn ở Sri Lanka. Đây có thể là sản phẩm của hành động thù địch chống phương Tây hoặc chống chính phủ, hay thậm chí bắt nguồn từ sự thù ghét của chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo. Có ý kiến liên hệ đây là hành động của những phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm trả đũa các vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo ở New Zealand giữa tháng 3 vừa qua khiến gần 50 người thiệt mạng. Nếu vậy, kiểu tấn công này có thể lặp lại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới nhằm vào các nhà thờ của người Công giáo.
Sri Lanka cũng là nơi có một số phong trào Phật giáo cực đoan mạnh, hoạt động dưới khẩu hiệu "người Sri Lanka là người Phật giáo", bên cạnh những phong trào Hindu giáo cực đoan ngày càng gia tăng ở khu vực miền Đông, nơi cộng đồng người Hindu sống tập trung. Một khả năng khác là loạt vụ tấn công này có liên quan đến lễ kỷ niệm 10 năm (2009-2019) kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu kgiữa các lực lượng chính phủ và phiến quân LTTE ở miền Bắc Sri Lanka vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, chính phủ nước này đã thừa nhận rằng các cơ quan an ninh và tình báo không hay biết về việc ai đứng sau hay động cơ gây ra các vụ tấn công. Chỉ đến khi xảy ra vụ việc, Chính phủ Sri Lanka mới ban hành lệnh giới nghiêm, chặn các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin để tránh lan truyền tin giả, trong khi các lực lượng chức năng lùng sục truy tìm thủ phạm.
Tin liên quan
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Sự chia rẽ trong nước Mỹ
09:00 | 09/05/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
Thông cáo chung phiên họp của Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Nga
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
Sau cầu Long Biên, Hà Nội cấm lưu thông qua cầu Đuống
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics