Cụ thể hóa các chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí
Thông tư quy định: Việc xác định mục tiêu tiết kiệm được thực hiện hàng năm, 5 năm. Mục tiêu tiết kiệm phải được xác định theo thứ tự ưu tiên và gắn với các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cơ quan, tổ chức.
Cụ thể: Đối với lĩnh vực sử dụng ngân sách Nhà nước, vốn, tài sản Nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước tại các bộ, cơ quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xác định mục tiêu phải căn cứ mục tiêu của Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm; chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực theo yêu cầu quản lý.
Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn Nhà nước, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, xác định mục tiêu tiết giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh.
Việc xác định chỉ tiêu tiết kiệm phải được tính toán khoa học, gắn với mục tiêu đề ra và phù hợp với khả năng thực tế của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị; các chỉ tiêu tiết kiệm phải cụ thể, rõ ràng; được thể hiện bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm.
Chỉ tiêu tiết kiệm phải bám sát chỉ tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực theo Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm, 5 năm của Chính phủ.
Trong Thông tư, Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cụ thể hóa các chỉ tiêu tiết kiệm trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước; sử dụng điện, nước; sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí; tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, các chỉ tiêu tiết kiệm thể hiện qua việc cắt giảm, đình hoãn các dự án hoặc hạng mục không thực sự cần thiết đầu tư, không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; chỉ tiêu tiết kiệm trong việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng; số kinh phí tiết kiệm được do thực hiện đấu thầu theo quy định; số kinh phí tiết kiệm qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thẩm tra quyết toán; số kinh phí tiết kiệm được trong quá trình thực hiện dự án.
Chỉ tiêu tiết kiệm trong quản lý, sử dụng đất đai gắn liền với trụ sở làm việc; quản lý, sử dụng nhà công vụ, tài sản nhà nước, cụ thể hóa bằng chỉ tiêu cắt giảm hoặc đình hoãn các dự án xây dựng trụ sở làm việc khi chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp, sử dụng các cơ sở nhà đất, trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị hiện có theo quy định của pháp luật hiện hành; cắt giảm hoặc đình hoãn các kế hoạch mua sắm, sửa chữa phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự cần thiết, không đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành; số kinh phí tiết kiệm được do thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin; số diện tích nhà, đất, trụ sở làm việc, diện tích nhà công vụ, tài sản nhà nước được thu hồi do sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng hoặc không sử dụng.
Riêng đối với chỉ tiêu tiết kiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất, Bộ Tài chính yêu cầu cụ thể hóa bằng số diện tích đất đai, mặt nước bị thu hồi do sử dụng không đúng quy định của pháp luật, sai quy hoạch, lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và đất lấn chiếm trái quy định; trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm các yếu tố quản lý chi phí khác (nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng), hạ giá thành sản phẩm; trong việc tiết kiệm thời gian, cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu giảm số giờ thực hiện thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và người dân.
Về yêu cầu chống lãng phí, Thông tư nêu rõ: Chống lãng phí phải gắn với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, nhiệm vụ cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
Chống lãng phí phải được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi được điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định yêu cầu chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan, tổ chức.
Thông tư này có hiệu lực từ 25-1-2015.
Tin liên quan
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform