Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng cường công tác dự báo trong lĩnh vực xuất khẩu
Quốc hội thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2023.
Lo ngại sự “mong manh” về sức khỏe doanh nghiệp
Theo đó, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với nội dung các báo cáo của Chính phủ và cho rằng trong bối cảnh nhiều khó khăn, những kết quả đạt được là hết sức tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội…
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư công và làm sống lại nhiều dự án trọng điểm; đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp; cũng như Ngân hàng Nhà nước đã đi “ngược chiều” khi 3 lần thực hiện giảm lãi suất điều hành, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp…
Do đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), so với mặt bằng những năm phát triển cao thì rõ ràng tăng trưởng GDP 5 tháng đầu năm chỉ đạt 3,32% là thấp, nhưng nhìn trong nền tảng và bối cảnh bên ngoài thì nền kinh tế đã có những phục hồi tích cực. Ngay trong lúc bức tranh kinh tế ảm đạm thì đánh giá của các tổ chức nước ngoài cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Việt Nam vẫn thuộc top đầu thế giới.
“Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cố thoi thóp để tồn tại khi khó khăn đang bủa vây. Doanh nghiệp nội địa đang đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản hoặc bị thâu tóm. Ví như hiện nay các tập đoàn Thái Lan đã sở hữu rất nhiều doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và thu hàng tỷ USD tiền cổ tức từ các doanh nghiệp đứng đầu này khiến cho nền kinh tế, nền sản xuất vốn đã ốm yếu của doanh nghiệp Việt Nam trở nên rất mong manh. Khi và chỉ khi chúng ta thực sự quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có cơ may phục hồi và phát triển”, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu. |
Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá cao những kết quả đạt được, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những thách thức, hạn chế. Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, những khó khăn và yếu tố bất lợi xuất hiện những tháng đầu năm 2023 tác động đến mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu của năm 2023, như đầu tư công triển khai chậm; thị trường xuất khẩu và đơn đặt hàng bị thu hẹp; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản gặp khó khăn; nguồn lực và sức chịu đựng của doanh nghiệp suy giảm nhiều do phải trải qua một giai đoạn có thể gọi là suy thoái dài.
Nói về khó khăn của doanh nghiệp, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, nhiều địa phương có vị trí quan trọng lại sụt giảm tăng trưởng, có địa phương tăng trưởng âm, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp ở các địa phương đó đang gặp nhiều khó khăn. Còn theo đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TPHCM), các gói hỗ trợ của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng còn thấp, chậm, 5 đối tượng ưu tiên được ưu đãi về tín dụng thì các doanh nghiệp trong đối tượng này chưa cảm nhận được sự hỗ trợ của chính sách…
Hỗ trợ mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
Thẳng thắn nhìn nhận vào những vấn đề còn hạn chế của nền kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, 3 giải pháp mang tính định lượng trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đó là gói hỗ trợ giảm lãi suất 2% thuế giá trị gia tăng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và chỉ tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đang được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân kỳ vọng và mong đợi.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đề nghị rà soát những vướng mắc để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn |
Tương tự, đại biểu Lê Thanh Vân đánh giá, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, đơn đặt hàng giảm tác động đến sản xuất trong nước. Để thúc đẩy sản xuất trong nước, theo đại biểu cần nhìn vào 3 động lực là xuất khẩu, đầu tư công và đầu tư nước ngoài. Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu, một mặt phải tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn để làm sao các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính chống đỡ khó khăn, đồng thời bám sát nhu cầu thị trường thế giới và khu vực để duy trì đẩy mạnh tăng trưởng trong xuất khẩu.
Đối với giải ngân đầu tư công, theo đại biểu Lê Thanh Vân, phải khắc phục bằng cách là rà soát lại thủ tục, cắt giảm những khâu trung gian, giấy phép con. Về thu hút đầu tư nước ngoài thì phải đối mặt với “luật chơi mới” của các nước là thuế tối thiểu toàn cầu. Việt Nam phải khẩn trương sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan, từ đó giúp điều tiết các quan hệ đối tác, thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Cũng nhấn mạnh về thúc đẩy xuất khẩu, đại biểu Khang Thị Mào (đoàn Yên Bái) kiến nghị phải tăng cường công tác dự báo trong lĩnh vực xuất khẩu để tránh tình trạng mất cân đối cung cầu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Đại biểu Triệu Quang Huy (đoàn Lạng Sơn) cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, khai thác hiệu quả các thị trường và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Cùng với những vấn đề trên, các đại biểu Quốc hội đề xuất về quan tâm, chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
08:01 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics