Đầu tư công trung hạn 2021-2025: Tập trung trọng tâm, trọng điểm
TPHCM tập trung giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo đạt 95% Hà Nội tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công |
Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư, tạo động lực tăng trưởng kinh tế Ảnh minh họa: ST |
Cần sự phối hợp chặt chẽ và tập trung hơn
Theo báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở tổng mức vốn và các nguyên tắc, tiêu chí được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt khoảng 90% tổng mức vốn được Quốc hội cho phép phân bổ (2,72 triệu tỷ đồng). Tổng kế hoạch đầu tư công hằng năm (từ năm 2021 đến năm 2023) được Quốc hội quyết nghị đạt 59% tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN trong 3 năm từ 2021 đến 2023 chiếm 28,4%; tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình 2 năm từ 2021 đến 2022 đạt 16,4%.
Tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vừa qua, các đại biểu Quốc hội cũng đã nêu rõ ý kiến về vấn đề nêu trên. Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho rằng, đầu tư công cần bung ra mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, các bộ, ngành liên quan cần có giải pháp để bố trí nguồn ngân sách để lập dự án đầu tư kịp thời, bảo đảm khi được bố trí vốn đầu tư, việc triển khai thực hiện dự án thuận lợi. Nhiều ý kiến đề xuất cần tập trung đầu tư công vào những công trình giao thông để phát huy hết tiềm năng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như đầu tư vào đường sắt để tận dụng cơ hội xuất khẩu và dịch vụ du lịch từ Trung Quốc; đầu tư vào hệ thống cảng cạn để giảm tải cho hoạt động xuất nhập khẩu của các cảng nước sâu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa...
|
Báo cáo của Chính phủ nhận định, đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trung bình 2 năm 2021 và 2022 đạt 93,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo báo cáo mới đây từ Bộ Tài chính, ước giải ngân đầu tư công tính đến cuối tháng 10/2023 đạt 52,1% kế hoạch và đạt 56,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng lần lượt so với mức 46,44% và 51,34% của cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ cho hay, trong giai đoạn 2021-2022, có 24 dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, các dự án còn lại thuộc lĩnh vực xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, y tế. Thông qua các dự án PPP, dự kiến huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công đã được chỉ ra. Chẳng hạn, tại báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây của Bộ trưởng Bộ Tài chính – Tổ trưởng Tổ công tác số 5 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mục tiêu đảm bảo kết quả giải ngân kế hoạch năm 2023 đạt tối thiểu 95% là không khả thi đối với Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai.
Trong đó, đến hết tháng 9/2023, tỉnh Gia Lai vẫn còn 12 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 10%, tỉnh Kon Tum vẫn còn 7 dự án và tỉnh Đồng Nai vẫn còn 5 dự án do vướng mắc nhiều nguyên nhân. Tại Gia Lai, giải ngân còn chậm là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: các hộ gia đình, cá nhân chưa đồng ý, chấp thuận phương án đền bù, giải phóng mặt bằng; phương án đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được phê duyệt; việc triển khai thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm... Cùng với đó là do thiếu nguyên vật liệu (đất đắp) làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công của các công trình giao thông, đặc biệt là các dự án có kế hoạch vốn lớn.
Nhiều dự án tại các địa phương, vướng mắc còn do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp do quy trình, thủ tục chuyển đổi còn phức tạp, mất nhiều thời gian…
Vì thế, Bộ Tài chính đã nhiều lần yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên liệu đá, cát phục vụ dự án, khó khăn liên quan đến giải phóng mặt bằng. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ và tập trung hơn trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư... để sớm giao mặt bằng “sạch” cho nhà thầu thi công, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…
Đầu tư vào trọng tâm, phát huy hết tiềm năng phát triển
Cùng với việc giải quyết những khó khăn nêu trên của công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhiều ý kiến cho rằng cần phải thay đổi phương hướng đầu tư, với trọng tâm và trọng điểm.
Đồng quan điểm, đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) cho rằng, nguồn vốn đầu tư còn phân tán nhiều chương trình, chưa ưu tiên tập trung tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ các công trình hạ tầng chiến lược, trọng điểm quan trọng của quốc gia. Trong đó có đường cao tốc, đường ven biển, đường liên vùng, nhằm tạo tính liên kết, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Do đó, đại biểu cho rằng phải đầu tư công vào những dự án trọng điểm quốc gia, nhằm phát huy vai trò của đầu tư công là động lực dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi tổng cầu của thế giới và trong nước suy giảm.
Theo chuyên gia kinh tế PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án trong việc triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Vị chuyên gia này cũng nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công phải được các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm ngặt và nhanh chóng. Đồng thời phải chuẩn bị tốt và tăng cường phối kết hợp giữa các cơ quan để giải quyết những khó khăn đã nhiều lần được nêu ra nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm như giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu...
Theo báo cáo của Chính phủ tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIV, đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng bảo đảm tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không để dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường; giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Trong 10 tháng năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 56,74% kế hoạch, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ và số tuyệt đối tăng trên 104 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ.
Chính phủ đã thành lập 5 tổ công tác và 26 đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở các địa phương. Trong đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, đặc biệt là vướng mắc về mỏ đất, mỏ cát, vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, tái định cư và kiểm tra, giám sát, thúc đẩy tiến độ thực hiện, hoàn thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, công trình giao thông, đường bộ cao tốc…
|
Tin liên quan
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics