Đẩy mạnh tự chủ, đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp
ĐVSNCL được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết kinh doanh
Với mục tiêu thúc đẩy các ĐVSNCL vươn lên, phát triển nhanh, bền vững, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL. Trong đó, tự chủ tài chính là điều kiện tiên quyết cho đổi mới hoạt động của ĐVSNCL, giúp các đơn vị đẩy mạnh tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng để trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có uy tín, chất lượng.
Mới đây, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Theo Bộ Tài chính, để thuận lợi cho hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp, dự thảo bổ sung Điều 16a (quy định về liên doanh, liên kết) vào Điều 16. Cụ thể, ĐVSNCL được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
Dự thảo quy định, ĐVSNCL có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định loại hình đơn vị, cơ chế hoạt động của cơ sở mới. Đối với trường hợp góp vốn liên doanh, liên kết để thành lập ĐVSNCL trực thuộc, áp dụng cơ chế tự chủ đối với ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định này.
Đối với trường hợp góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác, thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, căn cứ tỷ lệ vốn góp, thành viên tham gia góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thành lập và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần có cổ phần). Cùng với đó, việc quản lý, sử dụng tài sản của ĐVSNCL sau khi góp vốn liên doanh, liên kết do pháp nhân mới quản lý và sử dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Đơn vị được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa nếu đáp ứng danh mục các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp
Theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, việc đẩy mạnh tự chủ tại các ĐVSNCL là hướng đi tốt và cần phải quyết tâm thực hiện, giúp giảm số lượng biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng cường tự chủ cho các ĐVSNCL trong tuyển dụng cũng như đãi ngộ người lao động.
Chính vì vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã sửa đổi quy định về việc áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp cho ĐVSNCL. Theo đó, tại Điều 19a quy định: ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp (công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). Các đơn vị này được xác định vốn điều lệ và có trách nhiệm bảo toàn vốn. Việc quản lý doanh thu, chi phí; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng như doanh nghiệp. Trong đó, chi phí tiền lương được thực hiện theo doanh thu hoặc lương khoán được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
Dự thảo nêu rõ, căn cứ vào tình hình thực tế kết quả hoạt động tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị có thể áp dụng hệ số thang bảng lương của người quản lý và người lao động áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để quyết định chi trả tiền lương theo kết quả hoạt động và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bộ Tài chính cũng quy định, hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau: Trích tối đa 30% vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện; trích quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên tối đa 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý, kiểm soát viên; quỹ dự phòng cho người lao động không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện của người lao động; trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên theo mức quy định thì ĐVSNCL được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm tài chính. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, ĐVSNCL được thực hiện theo 1 trong 2 phương án như sau: Bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị hoặc nộp ngân sách nhà nước.
Dự thảo nêu rõ, việc quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Các ĐVSNCL được vay vốn, huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị theo quy định của pháp luật đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tin liên quan
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform