Đề xuất trả nợ trái phiếu bằng tài sản khác
Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp nhằm khơi thông điểm nghẽn của thị trường TPDN, trong đó có đề xuất tái cấu trúc nợ trái phiếu bằng sản phẩm BĐS. |
Đảm bảo quy định pháp luật
Theo Bộ Tài chính, khó khăn của thị trường TPDN hiện nay là khối lượng phát hành trái phiếu mới sụt giảm; cầu đầu tư trái phiếu, đặc biệt từ nhà đầu tư cá nhân sụt giảm kể từ sau các vụ việc xử lý Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát; khối lượng mua lại trước hạn tăng và có hiện tượng nhà đầu tư bán lại trái phiếu; khối lượng trái phiếu đến hạn trong thời gian tới lớn, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về dòng tiền để cân đối nguồn lực thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn. Cùng với đó, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Để tháo gỡ khó khăn của thị trường TPDN, một nội dung thu hút sự chú ý tại dự thảo Nghị định là quy định doanh nghiệp được thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác. Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 286) và quy định của pháp luật có liên quan, doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác. Thời gian qua, một số DN, đặc biệt thuộc nhóm bất động sản gặp khó khăn thanh toán nghĩa vụ nợ đáo hạn năm 2023. Có doanh nghiệp đã đàm phán thanh toán gốc trái phiếu bằng cổ phần, có doanh nghiệp đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, các chuyên gia và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, để doanh nghiệp phát hành có cơ sở thanh toán trái phiếu bằng các tài sản khác của chính doanh nghiệp phát hành hoặc bên thứ ba trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn cân đối dòng tiền để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tiền thì có thể đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán bằng tài sản khác theo nguyên tắc: tuân thủ quy định của pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan; phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận; doanh nghiệp phải công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Đàm phán để kéo dài kỳ hạn của trái phiếu
Cùng với đề xuất nói trên, Bộ Tài chính cũng đề xuất quy định các trái phiếu đã phát hành trước đây được đàm phán để kéo dài kỳ hạn của trái phiếu. Trước bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trong khi áp lực trả nợ đối với các trái phiếu đáo hạn năm 2023-2024 ở mức cao nên để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ thì được đàm phán để thay đổi kỳ hạn của trái phiếu, thời gian tối đa là 2 năm. Cùng với đó, bổ sung quy định trường hợp đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu (trong đó có cả kỳ hạn trái phiếu) mà có nhà đầu tư không chấp thuận thì doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu cho các nhà đầu tư này.
Theo Bộ Tài chính, quy định tại dự thảo Nghị định phù hợp với chủ trương của Bộ Chính trị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới bao gồm thực hiện quyết liệt các giải pháp ổn định, tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN thông qua các biện pháp linh hoạt, phù hợp với quy định pháp luật, như cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất, đa dạng hóa các công cụ thanh toán, thanh toán trước hạn... Tại dự thảo, Bộ Tài chính cũng đề xuất ngưng thực hiện đến hết ngày 31/12/2023 đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; từ ngày 1/1/2024 sẽ tiếp tục thực hiện các quy định này.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thị trường TPDN khó phát hành như hiện nay, việc cho phép trái chủ hoán đổi trái phiếu sang bất động cũng là phương án hợp lý để giúp các doanh nghiệp phát hành giải quyết các khó khăn khi khoản nợ trái phiếu đến kỳ đáo hạn. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc nợ trái phiếu bằng sản phẩm BĐS trên thực tế sẽ không đơn giản, bởi nó liên quan đến hồ sơ pháp lý của dự án, khả năng tài chính của trái chủ trong trường hợp phải bù thêm kinh phí để nhận sản phẩm, thậm chí là giá cả sản phẩm sẽ được tính toán như thế nào... Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, đề xuất giải pháp thanh toán khoản nợ trái phiếu bằng các tài sản khác của chính doanh nghiệp phát hành hoặc bên thứ ba, cụ thể là hoán đổi trái phiếu sang sản phẩm BĐS sẽ tạo cơ hội cho người dân có thể mua được nhà ở với giá rẻ hơn thị trường, đồng thời chứng minh bên phát hành trái phiếu có tài sản để đảm bảo, giúp người dân yên tâm hơn khi đầu tư. Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, giải pháp này có thể tạo ra tiền lệ xấu, đó là một số DN sẽ có thể phát hành trái phiếu với tâm thế luôn bán được hàng, kể cả khi có thực sự gặp khó khăn hay không, chỉ bằng cách hạ giá BĐS để thanh lý trái phiếu.
Nhấn mạnh Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về TPDN với nhiều nội dung rất tích cực, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Nghị định này. Góp ý cụ thể cho dự thảo Nghị định, ông Lê Hoàng Châu cho rằng đề xuất việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu được áp dụng từ ngày 1/1/2024 là chưa thật phù hợp với tình hình thực tế, bởi lẽ chỉ còn hơn 10 tháng nữa là đến thời điểm này, do đó đề nghị Chính phủ xem xét cho phép được áp dụng từ ngày 1/7/2024, hoặc tốt hơn là từ ngày 1/1/2025.
Tin liên quan
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics