Dệt may Việt Nam cần đi nhanh hơn nếu không muốn bị soán ngôi
Ngành dệt may nỗ lực xoay xở vượt qua khó khăn | |
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến ngành dệt may Việt Nam | |
Đối thủ tăng tốc, xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều khó khăn |
Sợi làm từ cây gai xanh - một trong những nguyên liệu bền vững mà ngành dệt may Việt Nam đang tập trung phát triển. Ảnh: N.H |
Nguy cơ tụt hậu
Tại Hội nghị tổng kết Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) năm 2022 tổ chức cuối tuần qua, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nêu lên một thực trạng đáng chú ý. Đó là vị thế cạnh tranh, những bước tiến của Việt Nam trong vài năm trước đã bị các quốc gia cạnh tranh đuổi kịp, thậm chí bị vượt qua chỉ sau 2-3 năm đại dịch Covid-19 vừa qua. Cụ thể, ngay trong năm 2021, khi mà các DN dệt may Việt Nam đạt hiệu quả rất cao thì đã có những dấu hiệu cho thấy sự tụt hậu so với các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn của thế giới khi mà cả Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng trưởng 2 con số, trong đó Trung Quốc tăng trưởng tới 24%.
Theo ông Trường, điều này báo hiệu một sự dịch chuyển về chính sách vĩ mô của các quốc gia để hạn chế sức tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam, và đã được thể hiện trong năm 2022 khi tất cả các quốc gia sản xuất dệt may đều có chính sách hỗ trợ rất mạnh cho ngành này. Trong đó, trụ đỡ lớn nhất là tỷ giá hối đoái khi các nước này đồng loạt phá giá đồng tiền, như Pakistan giảm 25%, Bangladesh giảm 15%, Trung Quốc giảm 9%, Ấn Độ giảm hơn 20%... Điều này mang lại lợi thế lớn khi giá gia công sản phẩm của các nước này chênh lệch tới 10-30% so với Việt Nam. “Đây là điều mà tất cả DN đều đã thấy và tạo áp lực rất lớn cho DN khi khách hàng đưa ra mức giá không thể tưởng tượng được” – ông Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh khó khăn về vĩ mô, tổng cầu của thị trường cũng có sự thay đổi lớn trong năm 2022. Trong đó, lượng đặt hàng tăng mạnh trong nửa đầu năm, sau đó sụt giảm nặng nề trong nửa cuối năm. Điều này đã ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia sản xuất hàng dệt may. Chỉ duy nhất Bangladesh vẫn duy trì được tăng trưởng trong giai đoạn này. Ông Trường đặt giả thiết về việc Bangladesh duy trì được sự tăng trưởng là nhờ tác động vĩ mô của đồng tiền rẻ cộng với hệ thống sản xuất cải thiện rất nhanh trong 5 năm qua.
“Thông tin từ các DN cung cấp máy móc công nghệ trên thế giới cho thấy, khoảng 4-5 năm gần đây, Bangladesh là quốc gia tiêu thụ sản phẩm máy sợi của các nước G7 lớn nhất thế giới. Hiện nước này đã có 148 nhà máy xanh được cấp chứng nhận LEED của Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ; 90% nhà máy dệt may xanh của thế giới hiện đặt ở Bangladesh và 40% dự án công nghiệp xanh hàng đầu thế giới về dệt may cũng nằm ở Bangladesh, ngoài ra còn có 500 nhà máy đang trong quá trình nộp hồ sơ để nhận chứng nhận xanh” – ông Trường chia sẻ những thông tin đáng giật mình.
Điều này cũng cho thấy vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may của Việt Nam đang bị lung lay. Do đó, các DN dệt may Việt Nam bắt buộc phải có những đổi mới bứt phá nếu muốn duy trì vị trí hiện nay.
Chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững
Năm 2022, dù đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, song kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam dự kiến vẫn đạt mức tăng trưởng 8,8% so với năm 2021, ước đạt 44 tỷ USD. Bước sang năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu 47-48 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng 6,8-9% so với năm 2022.
Đây là mục tiêu khá thách thức trong bối cảnh dự báo tình hình dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc, lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, sức mua người tiêu dùng vẫn giảm mạnh, xung đột Nga – Ukraine vẫn còn căng thẳng. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam còn đứng trước là những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng, như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, có những đơn hàng chỉ cho thời gian sản xuất và giao hàng trong 5-7 ngày, chất lượng đòi hỏi cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… Tất cả những đòi hỏi trên, DN đều phải nỗ lực vượt qua, đầu tư vào cơ sở vật chất để đạt được các tiêu chuẩn đánh giá của các nhãn hàng.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS cho biết, dự thảo “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” đã được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và đang trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, dự kiến kim ngạch xuất khẩu bình quân sẽ tăng từ 5-6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 và dự kiến đạt 68-70 tỷ USD vào năm 2030; sau đó tăng trưởng 2-3% trong giai đoạn từ 2031-2035.
Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là từ nay đến 2035 sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Sau đó, giai đoạn từ 2031-2035 sẽ định hướng phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu; xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.
Theo đó, Vitas đề ra 5 gói giải pháp chính về đầu tư phát triển bền vững; thị trường; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ và giải pháp về huy động vốn. Trong đó, về đầu tư phát triển bền vững, sẽ thu hút các dự án dệt - nhuộm – hoàn tất công nghệ cao; đầu tư các dự án sản xuất các nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, truyền thống, thân thiện môi trường; đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may. Về thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, đa dạng hoá nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất khẩu; nâng cao năng lực marketing, tìm kiếm khách hàng trực tiếp; liên kết chuyển dần từ CMT sang FOB, ODM, OBM; phát triển thương hiệu, sản phẩm mới…
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Hiện thị trường dệt may toàn cầu đều đang khó khăn do tổng lượng cầu của thế giới đột ngột giảm sút dưới tác động của suy giảm kinh tế thế giới. Các DN cần hiểu rằng đây là chỉ giai đoạn mang tính chất ngắn hạn và cần xác định đâu là tài sản cần phải bảo vệ trong dài hạn. Đối với ngành dệt may, quan trọng nhất là phải giữ được vị trí trong chuỗi cung ứng để vẫn phục vụ được các đối tác dài hạn có tên tuổi. Cùng với đó là phải giữ được đội ngũ lao động có trình độ cao để đảm bảo khi thị trường phục hồi sẽ có ngay lực lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Theo đó, các DN cần tập trung vào việc cải thiện năng suất lao động, hiệu quả quản trị, giảm các chi phí có thể giảm được. Bên cạnh đó, cần tập trung vào đổi mới công nghệ, tự động hóa để giảm sức lao động cũng như số lượng lao động cần phải sử dụng. Khi đó, đối tượng lao động là tài sản cốt lõi sẽ chỉ là những lao động có kỹ thuật. Số lượng này là không nhiều và như thế thì DN sẽ có điều kiện để đảm bảo bảo vệ được tài sản này. Ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Hiệp hội Bông Mỹ tại Việt Nam: Năm 2023, các nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ yêu cầu sản phẩm làm từ bông nhập khẩu vào Mỹ, EU phải bền vững và thuộc chuỗi cung ứng minh bạch được xác minh là không có lao động cưỡng bức. Đến năm 2025, khoảng 25-50 % sản phẩm từ bông của nhãn hàng, nhà bán lẻ toàn cầu sẽ có cùng yêu cầu này. Hiện tại, Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc cấm những sản phẩm làm từ lao động cưỡng bức, còn các quốc gia khác cũng đang có động thái tương tự; đồng thời, xu hướng này được báo ngày càng nhiều quốc gia thực hiện trong tương lai. Trước bối cảnh này, DN sản xuất, nhà cung cấp cần lưu lại chứng từ của tất cả giao dịch và sẵn sàng chia sẻ khi được yêu cầu. Bên cạnh đó các nhà cung cấp cần đảm bảo sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng; xác minh nguồn gốc của nguyên liệu rủi ro cao... Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế: Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá, chuỗi cung ứng... Bên cạnh đó, ngành dệt may đồng hành cùng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, tiếp cận những chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển, đa dạng hóa thị trường, đối tác, nguồn vốn. Để thích ứng với xu hướng thị trường mới và nắm bắt cơ hội trong thời gian tới, dệt may Việt Nam cần thúc đẩy sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, chuyển đổi số cũng là một trong những giải pháp cho thấy hiệu quả đón đầu xu hướng mới trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. N.H (ghi) |
Tin liên quan
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:28 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Vĩnh Hoàn được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện đẹp nhất thế giới
10:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sức bật mới cho Cái Mép - Thị Vải
08:00 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG
14:04 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics