Dịch COVID-19: Mối đe dọa mới từ biến chủng mang tên Lambda
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu cam) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ ngày 31/3/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Việc Nhật Bản, quốc gia châu Á đang áp đặt tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh thành do dịch COVID-19, công bố phát hiện bệnh nhân đầu tiên mắc biến thể Lambda của virus SARS-CoV-2, đang khiến dư luận lo ngại.
Như vậy, loại biến thể mới có có nguồn gốc tại Peru, được cho là có khả năng lây nhiễm mạnh và kháng vaccine cao, sau thời gian hoành hành tại Nam Mỹ đang có chiều hướng lan ra các châu lục khác.
Trước châu Á, các ca mắc Lambda theo sự dịch chuyển của con người đã xuất hiện ở châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi. Các nhà khoa học cảnh báo biến thể Lambda có nguy cơ trở thành mối đe dọa lớn đối với nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19 của nhân loại, trong bối cảnh cả thế giới vẫn đang gồng mình đối phó với biến thể Delta.
Biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên tại Peru cuối năm ngoái với tên ban đầu là C.37, song phải đến ngày 14/6 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới xếp biến thể này vào danh mục biến thể cần chú ý, mức thấp hơn so với các biến thể cần quan tâm như biến thể Delta.
Đến cuối tháng 6, biến thể Lambda xuất hiện ở gần 30 nước. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, Lambda đã nhanh chóng trở thành biến thể chủ đạo tại các quốc gia Mỹ Latinh.
Tại Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, tính từ tháng 4/2021 đến nay, hơn 80% bệnh nhân COVID-19 mắc biến thể Lambda.
Còn tại Chile, khoảng 1/3 số ca nhiễm mới ở nước này được phát hiện trong 1 tháng qua mắc biến thể Lambda, tỷ lệ này tương đương với biến thể Gamma. Tại Argentina, biến thể Lambda, vốn được biết đến với tên gọi Andina, là biến thể phổ biến thứ hai sau biến thể Gamma.
Theo thống kê của Viện quốc gia các bệnh truyền nhiễm Anlis-Malbran của Argentina, trong số 1.077 mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân COVID-19 chưa từng ra nước ngoài, biến thể Lambda chiếm tới 37%. Các nước Mỹ Latinh khác như Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay, Paraguay, Brazil và Mexico cũng đang cảnh báo về sự tấn công của biến thể Lambda.
Đáng chú ý hơn là tại Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới về số ca mắc và ca tử vong do COVID-19. Các kết quả phân tích gene cho thấy hơn 1.000 ca bệnh nhiễm biến thể Lambda đã được phát hiện tại 44 bang của nước Mỹ. Dù biến thể Delta vẫn đang là mối lo ngại chính lúc này tại Mỹ, nhưng giới chức cũng không ngừng theo dõi diễn biến lây lan của biến thể Lambda.
Anh, quốc gia vừa mở cửa trở lại bất chấp số ca mắc mới tăng nhanh, đã đưa ra cảnh báo về biến thể mới Lambda vào đầu tháng 8, sau khi khoảng 50% trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể này được ghi nhận trên toàn nước Anh.
Pháp đã phát hiện ca nhiễm biến thể mới Lambda đầu tiên vào đầu tháng 5/2021. Trong khi đó, Canada, Đức, Tây Ban Nha, Israel và Zimbabwe, cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Lambda đầu tiên. Mới nhất là ca mắc biến thể Lambda không triệu chứng của một phụ nữ Nhật Bản trở về từ Peru.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quốc hội, một cơ quan thuộc Quốc hội Mỹ, tới nay ít nhất 41 nước đã ghi nhận những ca đầu tiên mắc biến thể này.
Mặc dù vẫn còn nhiều “bí ẩn” của biến thể này cần tiếp tục được nghiên cứu, song giới chuyên gia cho rằng với tốc độ lây lan như hiện nay, nếu không được ngăn chặn, biến thể Lambda hoàn toàn có khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng khác tương tự như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ “cơn sóng thần” biến thể Delta.
Tiến sỹ Gregory Poland, Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu vaccine thuộc Mayo Clinic tại Rochester, Minnesota (Mỹ), cho rằng giới chức y tế phải cảnh giác ngay khi xuất hiện một biến thể có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng.
Các biến thể mới vẫn xuất hiện và câu hỏi đặt ra là liệu những biến đổi bên trong gene của virus có giúp chúng mạnh hơn và gây bất lợi cho con người hay không. Theo chuyên gia này, câu trả lời trong trường hợp biến thể Lambda là có.
Ông Pablo Tsukayama , Giáo sư về vi sinh học phân tử tại Đại học Cayetano Heredia (Peru) đồng thời là một trong số nhà khoa học báo cáo về tính khẩn cấp của biến thể Lambda, cho hay ban đầu, biến thể này không gây nhiều sự chú ý bởi việc xuất hiện biến thể mới là điều dễ xảy ra tại những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao như khu vực Mỹ Latinh và Caribe, những nơi chiếm tới hơn 20% số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, sau khi tiến hình phân tích sâu các mẫu bệnh phẩm, đến tháng 3, ông phát hiện biến thể Lambda chiếm tới 50% số mẫu xét nghiệm tại Lima (Peru). Và cho đến tháng 4 vừa qua, biến thể này chiếm tới 80% số mẫu.
Sự gia tăng từ 1% đến 50%, theo ông Tsukayama, được xem là dấu hiệu sớm cho thấy đây là một biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn. Với sự lây lan của biến thể Lambda sang nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước vốn đang gồng mình ngăn chặn biến thể Delta, nguy cơ thế giới rơi vào một làn sóng dịch kép là điều khó tránh khỏi khi mà hệ thống y tế tại nhiều nơi đã quá tải và tỷ lệ tiêm chủng vẫn chưa đồng đều. Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy biến thể Lambda có chứa những đột biến có khả năng lây lan mạnh hơn.
Theo một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học Nhật Bản, so với chủng gốc, biến thể Lambda mang 7 đột biến, trong đó có những đột biến liên quan đến việc tăng khả năng truyền nhiễm hoặc tăng khả năng chống lại các kháng thể trung hòa, trong khi “sự kết hợp bất thường” của các đột biến có thể làm cho biến thể Lambda lây nhiễm mạnh hơn so với chủng gốc SARS-CoV-2 và có khả năng kháng vaccine ngừa COVID-19 cao hơn. Cho đến nay, có vẻ Lambda có tốc độ lây nhanh hơn chủng SARS-CoV-2 ban đầu, tương tự như biến thể Delta và các biến thể khác.
Tương tự, nhà virus học Ricardo Soto-Rifo thuộc Viện khoa học Y sinh thuộc Đại học Chile, giải thích rõ đột biến L452Q có trong biến thể Lambda giống như một đột biến có trong biến thể Delta và đột biến này được cho là “chất xúc tác” khiến biến thể Delta lây mạnh hơn. Tuy nhiên, ông Soto-Rifo nhận định sự tác động thực sự của đột biến này vẫn còn là “ẩn số.”
Theo Tiến sỹ Adam Taylor, chuyên nghiên cứu về các chủng virus mới tại Viện Y tế Menzies ở Queensland thuộc Đại học Griffith (Australia), các bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thể dễ tác động tới tế bào hơn và có khả năng phản kháng hệ miễn dịch của con người cao hơn một chút, nhưng các loại vaccine vẫn phát huy hiệu quả với biến thể này.
Bên cạnh đó, Lambda có một số đột biến có tác động tới các gai protein của virus SARS-CoV-2 qua đó giúp nó có đặc tính lây nhiễm mạnh hơn. Các dữ liệu sơ bộ về gai protein ở Lambda chỉ ra rằng biến thể này có đặc tính lây nhiễm mạnh hơn, tức là sẽ tác động tới các tế bào dễ hơn so với thể virus gốc phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) và các biến thể Alpha (được phát hiện đầu tiên ở Anh), Gamma (được phát hiện đầu tiên ở Brazil). Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý cần phải hiểu rằng đặc tính lây nhiễm mạnh hơn không đồng nghĩa rằng nó sẽ dễ lây lan hơn.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn cuối tháng 6 về cách WHO thay đổi định nghĩa về biến thể Lambda, Tiến sỹ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, cho biết “Lambda sẽ trở thành một biến thể đáng lo ngại nếu nó thể hiện khả năng lây truyền cao, tăng mức độ nghiêm trọng của các ca mắc bệnh.”
Một nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cũng cảnh báo rằng biến thể Lambda có thể trở thành “mối đe dọa tiềm tàng” với xã hội loài người, dù cho đến nay chưa thể xác định liệu Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta hay không.
Hiện cũng còn quá sớm để xác định liệu biến thể Lambda có dẫn đến nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn, hay có thể trở thành biến thể chủ đạo hay không. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, việc khống chế dịch song song với tiêm vaccine phòng COVID-19 và thực hiện biện pháp phòng dịch là những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay đã ngăn chặn sự xuất hiện của những biến thể mới khác của virus SARS-CoV-2.
Theo Tiến sỹ Anthony Fauci, Cố vấn y tế hàng đầu của Nhà Trắng, việc dịch bệnh lây lan mạnh là cơ hội để virus SARS-CoV-2 biến đổi để sản sinh một biến thể mới và việc biến thể mới này nghiêm trọng hơn biến thể cũ, vốn đang khiến thế giới chao đảo, là hoàn toàn có thể xảy ra. Chuyên gia cho rằng ngay tại Mỹ, việc một số lượng lớn người chưa tiêm vaccine đang khiến virus có nhiều cơ hội hơn để lây lan và đột biến thành những biến thể mới.
Tiến sỹ Gregory Poland cảnh báo càng nhiều người từ chối tiêm vaccine, không đeo khẩu trang dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm tăng nhanh, thì càng gia tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong tương lai, thậm chí sẽ có biến thể có khả năng “né” hoàn toàn kháng thể do vaccine sản sinh.
Cũng giống như biến thể Delta hay nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2, biến thể Lambda xuất hiện tại những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao. Do vậy, để ngăn chặn danh sách biến thể mới tiếp tục dài ra đe dọa nỗ lực chống COVID-19, việc tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp phòng chống virus sẽ vẫn là “công thức” hoàn hảo nhất hiện nay./.
Tin liên quan
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 30 thành công tốt đẹp
11:20 | 14/11/2023 Tài chính
“Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
07:48 | 21/07/2023 Người quan sát
Nguồn lực 230.000 tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng ra sao?
20:07 | 29/05/2023 Sự kiện - Vấn đề
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics