Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm đảm bảo công bằng
Thu phí BVMT từ nước thải góp phần tăng cường kinh phí cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương. Ảnh: ST. |
Thu trên 2.000 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, việc quy định thu phí BVMT đối với nước thải nhằm nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về BVMT; ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả ra môi trường, từ đó góp phần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Căn cứ quy định tại Nghị định 154, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức tiền để lại cho tổ chức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt; một số địa phương quy định mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt cao hơn so với mức 10% giá bán nước sạch quy định tại Nghị định. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện thu phí, tuyên truyền hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện khai nộp phí theo quy định.
Các địa phương đều đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, chế biến và đối tượng khác có nước thải thuộc đối tượng nộp phí theo đúng quy định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến cơ bản chấp hành về công tác quan trắc và khai báo chất ô nhiễm có trong nước thải theo Nghị định 154. Một số doanh nghiệp có khối lượng nước thải lớn từ trên 1.000 m3 nước thải/ngày đêm đã thực hiện quan trắc tự động có kết nối với cơ quan quản lý môi trường, do vậy, việc theo dõi hàm lượng chất ô nhiễm và khối lượng nước thải là cơ sở xác định số phí phải nộp được giám sát chặt chẽ. Một số địa phương khác cho rằng, việc tính phí BVMT theo chất ô nhiễm có trong nước thải và khối lượng nước thải ra là phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ thông tin, kết nối mạng và kiểm soát trực tuyến hiện nay.
Nhìn chung, việc triển khai thu phí BVMT đối với nước thải được các địa phương ghi nhận là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý, giám sát, theo dõi các đối tượng xả nước thải trên địa bàn, nhất là các nguồn thải lưu lượng lớn, có tác động nhiều đến môi trường; nguồn thu phí. Số tiền phí thu được năm 2016 là 1.287 tỷ đồng, năm 2017 là 2.102 tỷ đồng, góp phần tăng cường kinh phí cho công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Ngoài kết quả nêu trên, Nghị định 154 còn một số tồn tại, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế và quy định pháp luật liên quan, đặc biệt liên quan đến mức thu phí. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 154.
Không tăng thu ngân sách
Đề xuất sửa Nghị định 154, Bộ Tài chính dự kiến quy định mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Riêng mức phí áp dụng đối với đối tượng chịu phí là nước thải ra từ các cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác là 15% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Về mức phí cố định áp dụng đối với nước thải công nghiệp, Nghị định 154 quy định: Cơ sở sản xuất, chế biến có khối lượng nước xả thải dưới 20m3/ngày phải nộp mức phí cố định là 1,5 triệu đồng/năm.
Một số địa phương gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Bình cho rằng mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm áp dụng chung cho tất cả các cơ sở xả thải dưới 20m3/ngày đêm là không phù hợp. Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có lượng nước thải dưới 20m3/ngày đêm (ví dụ 5, 10 hoặc 15 m3/ngày đêm) cũng phải nộp mức 1,5 triệu đồng/năm là chưa công bằng. Đề nghị sửa đổi theo hướng quy định nhiều mức phí khác nhau áp dụng cho các cơ sở xả thải dưới 20 m3/ngày đêm. Các tỉnh Thanh Hóa, Lào Cai đề nghị tăng mức phí lên 2,5 triệu đồng/năm.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến có quy mô và tính chất hoạt động khác nhau, khối lượng nước thải cũng rất khác nhau, nhất là các cơ sở cơ khí, may mặc... có lượng nước thải ít. Có nhiều cơ sở xả thải dưới 5m3/ngày đêm, trong khi phải nộp cùng mức phí 1,5 triệu đồng/năm như các cơ sở khác là chưa hợp lý.
Để đảm bảo công bằng trong việc nộp phí, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho quy định như sau: Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20 m3/ngày đêm nộp mức phí cố định (không áp dụng mức phí biến đổi) theo khối lượng nước thải. Cụ thể: Từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 20m3/ngày đêm là 2 triệu đồng/năm (tăng 500.000 đồng); từ 5 m3/ngày đêm đến dưới 10 m3/ngày đêm là 1,5 triệu đồng/năm (bằng mức hiện hành); dưới 5 m3/ngày đêm là: 1.000.000 đồng/năm (giảm 500.000 đồng). Căn cứ xác định số lượng nước thải/ngày đêm là thực tế xả thải từ hoạt động sản xuất, chế biến; hồ sơ về môi trường của cơ sở; kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản (thuộc nước thải công nghiệp), cơ sở nuôi trồng thủy sản có quy mô rất khác nhau; khó xác định khối lượng nước thải của hoạt động này, hàm lượng chất ô nhiễm (thủy canh, thủy cư, nuôi cá, tôm … lồng, bè). Có ý kiến đề nghị thu theo mức ấn định. Tiếp thu ý kiến trên, Bộ Tài chính đề nghị quy định: Nước thải của cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng mức thu cố định, không thu phí biến đổi, đối với tổ chức là 2 triệu đồng/năm, đối với cá nhân, hộ gia đình là 1 triệu đồng/năm.
Theo đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, việc điều chỉnh mức thu như trên chỉ phân nhóm lại đối tượng chịu mức phí cố định đảm bảo công bằng hơn trong việc áp dụng mức phí đối với từng nhóm đối tượng xả thải, cơ bản không điều chỉnh tăng mức thu phí, do đó cơ bản số thu NSNN không tăng.
Dự thảo này đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 154 quy định: Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong quá trình thực hiện quy định này, một số địa phương (Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang) cho rằng các cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn chịu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt như cá nhân, hộ gia đình là không công bằng, vì nước thải của đối tượng này có mức độ gây ô nhiễm môi trường cao hơn. Căn cứ vào quy định tại Nghị định 154 nói trên thì Chính phủ đã trao quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể với những trường hợp đặc biệt. Như vậy, trường hợp nước thải của cơ sở rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; nhà hàng, khách sạn ô nhiễm hơn thì địa phương có thể quyết định mức phí cao hơn. |
Tin liên quan
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vedan Việt Nam thực hiện chiến dịch "nhặt rác bảo vệ môi trường 2024"
14:35 | 01/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuẩn bị đầy đủ, tránh chồng chéo về chính sách chuyển đổi xanh
14:49 | 30/04/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
00:00 | 10/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài từ sửa đổi Luật Kế toán
18:04 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
08:12 | 02/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thống nhất thực hiện chính sách giảm thuế GTGT đối với mặt hàng ổ bi, gối đỡ
12:29 | 31/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform