Định hình tương lai Fintech Việt Nam
Doanh nghiệp đã áp dụng Fintech đang thay đổi thị trường | |
Startup Fintech Việt Nam: Khơi dòng chảy mạnh, tránh rủi ro | |
Fintech Summit 2019 – Cơ hội kết nối đầu tư cho các starup công nghệ tài chính |
Các doanh nghiệp Fintech giới thiệu giải pháp công nghệ tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Theo đó, TPHCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và các doanh nghiệp mang tính “thị trường nhất cả nước”. Bên cạnh đó, TPHCM là nơi tập hợp nhiều công ty phần mềm, doanh nghiệp công nghệ, khu công nghệ và trung tâm ươm tạo công nghệ và là nơi khởi nghiệp của nhiều Fintech.
TPHCM cũng là nơi có sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Tại TPHCM hiện có 15 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng quốc tế đã đặt trụ sở và nhiều quỹ đầu tư quốc tế. Tại đây còn có nguồn nhân lực chất lượng cao và có sự hậu thuẫn của kiều bào từ Hoa Kỳ và châu Âu,
Ngoài ra, vị trí địa lý của TPHCM cũng kết nối chặt chẽ với trung tâm tài chính khu vực là Singapore và được đánh giá là một trong những trung tâm Fintech mới nổi.
Ở lĩnh vực ngân hàng, ông Trần Đình Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, phát triển mô hình ngân hàng số là xu hướng tất yếu mà ngành ngân hàng hướng đến trong thời gian tới. Để thực hiện, các ngân hàng cần nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới theo thiết kế của ngân hàng số với các quy trình được số hoá, quản trị thông minh, tự động hoá xử lý và kiểm soát rủi ro, gian lận dựa trên các công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và robot tự động.
Theo ông Cường, trong quá trình triển khai, các ngân hàng cần sự hợp tác của các công ty công nghệ về cung ứng giải pháp, cung ứng kênh phân phối sản phẩm… “Các công ty Fintech vừa là người đồng hành, vừa là cánh tay nối dài của các ngân hàng để nâng cao năng lực quản trị, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ với hiệu quả cao trên nền tảng công nghệ mới” – ông Cường đánh giá.
Do đó, sự phát triển Fintech trở thành một trong những vấn đề mà ngành ngân hàng Việt Nam đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã thành lập ban chỉ đạo Fintech, có nhiệm vụ tham mưu, nghiên cứu và xây dựng chiến lược, khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của lĩnh vực này đối với hệ thống ngân hàng. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Chính phủ Đề án cơ chế thử nghiệm cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng và sẽ triển khai sau khi được Chính phủ phê duyệt.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cũng đánh giá lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế với hàng triệu giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mỗi giờ. Chính vì vậy, việc áp dụng thành công các công nghệ số để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa rất to lớn, có thể mang lại hiệu quả theo cấp số nhân đối với toàn bộ hoạt động kinh tế.
Mặt khác, với quy mô giao dịch như vậy, lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng là một thị trường nội địa đủ lớn để cho hàng nghìn doanh nghiệp Fintech phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025.
Ông Tâm cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị phát triển doanh nghiệp công nghệ số với nhiều giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ và tin tưởng rằng các doanh nghiệp Fintech Việt Nam sẽ hiện thực hóa được chủ trương “Make in Viet Nam”: sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam. Đây là con đường phát triển tất yếu để Việt Nam có ngành tài chính, ngân hàng không chỉ hiện đại mà còn tự chủ.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao về việc thành lập Trung tâm CMCN 4.0 liên kết với Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Trung tâm này sẽ là nơi các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam cùng các chuyên gia trong mạng lưới Trung tâm CMCN 4.0 (C4IR) của WEF trên toàn cầu nghiên cứu xây dựng các chính sách thúc đẩy các ứng dụng của công nghệ CMCN 4.0 như AI, chuỗi khối, quản trị dữ liệu, thương mại số,...
Tham gia vào hoạt động tại Trung tâm này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp ICT quan tâm đến Fintech sẽ có điều kiện phát triến các khung chính sách thuận lợi cho các dịch vụ Fintech phát triển.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng – Đại học Quốc gia TPHCM, tính đến tháng 6/2019, Việt Nam có 154 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech và 70% trong số đó là các công ty khởi nghiệp. Đây là một con số phát triển khá ngoạn mục nhưng vẫn còn khiêm tốn nếu so sánh với các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN và đặc biệt là Singapore – một cường quốc về Fintech mà Việt Nam cần học hỏi. Theo đó, tại hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa HCA và hai đối tác là Viện Fintech Singapore và Viện nghiên cứu công nghệ ngân hàng – Đại học Quốc gia TPHCM.
|
Tin liên quan
Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định cơ chế thử nghiệm cho Fintech
20:11 | 05/03/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu từ công nghệ tài chính
15:07 | 20/07/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để Fintech là “mảnh ghép” mấu chốt trong hệ sinh thái ngân hàng số
15:05 | 08/12/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Vĩnh Hoàn được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
10:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện đẹp nhất thế giới
10:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sức bật mới cho Cái Mép - Thị Vải
08:00 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Yên Bái túc trực thực hiện thủ tục hải quan kịp thời cho doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS): Quá trình công tác của tân Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Trương Thị Thúy Vinh
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
Hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70 đoạn Hà Đông do ngập sâu
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics