Dịp Tết giá cả hàng hóa thiết yếu sẽ tăng nhẹ
Thưa ông, chỉ còn 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán 2020. Ngay tại thời điểm này, giá cả thị trường bắt đầu có sự chuyển động rõ rệt. Xin ông cho một vài nhận định về giá cả các mặt hàng vào dịp Tết năm nay?
Năm nay cũng như mọi năm, hàng hóa vẫn sẽ đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, có thể nói thị trường hiện đang trong tình trạng đa dạng trong phức tạp bởi hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả mạo xuất xứ... đang hoành hành. Bên cạnh đó, hàng hóa mất vệ sinh an toàn thực phẩm, kém chất lượng còn trôi nổi trên thị trường trong khi công tác quản lý vẫn còn hạn chế.
Nhìn chung, giá cả hàng hóa dịp Tết sẽ tăng nhẹ, tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như: Thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản tươi sống, rau củ... Giá cả nhóm này sẽ chỉ biến động mạnh hơn từ thời điểm 23 tháng Chạp cho đến sát Tết. Tuy nhiên, đây là câu chuyện năm nào cũng diễn ra bởi đến Tết nhu cầu tăng lên là đương nhiên. Các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM đều đã có chương trình hỗ trợ để giữ được giá cả, nhưng tôi cho rằng dịp Tết giá có thể tăng theo quy luật nhưng tăng theo mức vừa phải.
Hiện câu chuyện giá thịt lợn đang khá "hot" bởi Tết đã đến gần nhưng nguồn cung vẫn đang trong tình trạng khan hiếm. Ông có nhận định như thế nào về vấn đề này?
Giá thịt lợn ở thị trường cả nước đã tăng liên tục từ tháng 6/2019 đến nay. Nguyên nhân là do nguồn cung thiếu hụt, với số lợn bị dịch đã tiêu hủy trong 11 tháng là 5,8 triệu con, bằng 8% tổng số đàn lợn hiện có trong năm. Câu chuyện tái đàn ở những vùng hết dịch 30 ngày vẫn còn lâu dài, một số nơi vẫn còn dịch và dịch tái phát trở lại, số lượng lợn phải tiêu hủy vẫn còn tiếp tục. Chính vì vậy, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị tăng đàn gia súc, gia cầm để bù đắp vào nguồn cung thiếu hụt đó, tuy nhiên do thịt lợn là món ăn khó có thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày (chiếm 70% lượng thịt các loại tiêu thụ) nên tuy có tăng các nguồn cung khác nhưng khó có thể bù đắp sự thiếu hụt thịt lợn trong những tháng dịch vừa qua.
Hiện nay, nguồn cấp lợn cho các lò giết mổ tập trung chủ yếu là các tập đoàn lớn như: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam... còn lợn ở chuồng trại nhỏ lẻ gần như không có. Nếu còn thì của một số gia đình có tâm lý "găm" lại chờ giá tốt hơn mới bán. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù nguồn cung không thiếu nhiều song thịt lợn vẫn tăng giá đều đều. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu nậu và trung gian tăng giá lên trước khi đến khâu bán lẻ.
Từ chuyện đó, gần đây, TPHCM đã tính đến chuyện phải lập sàn giao dịch thịt lợn nhằm đưa các sản phẩm thịt lợn đi thẳng từ trang trại đến khâu bán lẻ ở chợ và các siêu thị, không để trung gian lợi dụng tăng giá. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương trong cả nước tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, đẩy giá lên một cách vô lý làm rối loạn thị trường thịt lợn và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Muốn ổn định thị trường giá cả những tháng cuối năm và đầu năm mới, các cơ quan chức năng cần phải làm gì, thưa ông?
Theo tôi, đầu tiên phải tổ chức theo dõi để điều hòa nguồn thịt lợn cũng như các thực phẩm thiết yếu khác trên cơ sở quan hệ cung cầu nhằm giảm bớt những đột biến về giá. Hạn chế tới mức thấp nhất hàng hóa qua nhiều khâu trung gian, chiết khấu cao ở khâu bán lẻ dẫn tới đẩy giá lên một cách vô lý. Sau khi thí điểm việc lập sàn giao dịch thịt lợn ở phía Nam, nếu thấy hiệu quả thì nhân rộng mô hình ra cả nước.
Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến hoạt động của hệ thống phân phối quốc gia, bao gồm chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi. Đảm bảo sự hoạt động cân đối nhịp nhàng, gắn kết một cách tự giác giữa sản xuất và phân phối, để điều phối kịp thời những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho mua sắm cuối năm hay có xu hướng tăng giá lên khoảng 20 – 30% so với ngày bình thường. Các doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động tìm thêm các nguồn thực phẩm khác bao gồm cả thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến để bổ sung quỹ hàng hóa phục vụ nhân dân.
Đặc biệt, cơ quan chức năng phải nắm vững tổng đàn lợn quốc gia, giám sát chặt chẽ việc tái đàn, nhất là ở các hộ gia đình nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn trước, trong và sau Tết. Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy sản để bù đắp những thiếu hụt của thịt lợn trong những tháng vừa qua. Đồng thời, cho phép nhập khẩu thịt lợn, thịt gà, thịt bò của các nước vào thị trường nội địa. Đi kèm với đó là chú trọng công tác quản lý hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Hơn nữa, cũng cần tăng cường chế biến sâu các sản phẩm làm từ thịt lợn như: Giò chả, có thể cấp đông lợn để bù đắp nguồn thiếu hụt.
Từ nay đến tết Canh Tý 2020 chỉ còn 2 tháng, thời gian không còn nhiều, do vậy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, tham mưu của các bộ, ngành liên quan, sự lãnh đạo chỉ đạo của các địa phương và sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nước, khả năng chúng ta có thể vượt qua thời kì khó khăn này trong những tháng sắp tới, góp phần thực hiện chỉ số CPI dưới 4% trong năm 2019 mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá
09:46 | 13/08/2024 Tài chính
TPHCM không để hiện tượng “té nước theo mưa” tăng giá theo lương
09:01 | 12/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô
20:09 | 05/07/2024 Tài chính
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform