Doanh nghiệp FDI áp đảo xuất khẩu: Bài toán cũ, không dễ giải
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng thêm 25 tỷ USD | |
“Bao sân”, doanh nghiệp FDI xuất khẩu từ nông sản đến hàng điện tử | |
Gần 72% kim ngạch xuất khẩu thuộc về doanh nghiệp FDI |
Việt Nam liên tục xuất siêu từ năm 2016 đến nay, song xuất siêu hoàn toàn nhờ vào việc DN FDI xuất siêu. Ảnh: TKTS |
Công xuất siêu thuộc về khối FDI
Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng về XK đã tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường quốc tế, nâng cao rõ rệt năng lực XK, đặc biệt là trong công nghiệp. Theo Bộ Công Thương, năm 2001, XK của DN FDI đạt 45,2% tổng kim ngạch, kể cả dầu thô. Tỷ trọng XK của DN FDI tăng dần, đạt cao nhất khoảng 71,4% vào năm 2018.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương phân tích, đặc điểm của kinh tế Việt Nam là thu hút rất mạnh FDI. Rất nhiều DN FDI định hướng XK nên tỷ trọng XK tăng nhanh. Họ có thị trường, quan hệ đối tác, có công nghệ, quản lý tốt, tiềm lực tài chính mạnh hơn... Bởi vậy, trong nhiều năm qua, DN FDI liên tục tăng trưởng tỷ trọng XK cũng như DN FDI có tăng trưởng XK luôn cao hơn DN nội địa là điều dễ hiểu.
Những năm gần đây, Việt Nam liên tục xuất siêu với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là Việt Nam xuất siêu cao chủ yếu do DN FDI. “Nhiều năm nay, DN FDI xuất siêu cao, DN nội địa nhập siêu lớn. Hiệu của 2 bên là xuất siêu của nền kinh tế. Xuất siêu là do DN FDI, thành tích XK là do DN FDI quyết định”, chuyên gia Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Vào dịp cuối năm 2020 khi đánh giá tổng kết lại cả quá trình công tác năm 2020 và 5 năm 2016-2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã thẳng thắn chỉ rõ: “Nhìn chung, XK vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối DN FDI. Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng, XK của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh”.
Chú trọng kết nối DN FDI và DN nội
Trên thực tế, nhìn lại quá trình XK xuyên suốt có thể thấy, sau khi DN FDI tăng trưởng XK liên tục và áp đảo hoàn toàn DN nội địa, từ năm 2018, DN nội bắt đầu vươn lên mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong tăng trưởng XK. “Cụ thể, năm 2018, khối DN trong nước XK khoảng 69,2 tỷ USD, tăng 15,9%, cao hơn mức tăng trưởng XK chung và cao hơn mức tăng trưởng của khối DN FDI (kể cả dầu thô) là 12,9%”, Bộ Công Thương đánh giá.
Tại thời điểm đó, chuyên gia Lê Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan không giấu nổi sự hồi hởi chia sẻ: “2018 là năm đầu tiên, DN trong nước tăng trưởng XK cao hơn khối DN FDI. Lần đầu tiên, xu hướng liên tục giảm về tỷ trọng của DN trong nước trong XK so với DN FDI tạm thời đảo chiều. Tỷ trọng của DN FDI liên tục tăng trong nhiều năm thì lần đầu tiên cũng đã tạm dừng lại, giảm xuống. Đây là điều rất đáng mừng. Kết quả đảo chiều kể trên, một phần do nỗ lực của chính DN, một phần do các giải pháp của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi cho DN”.
Sự vươn lên mạnh mẽ của DN nội tiếp tục được duy trì trong năm 2019 khi trong tổng kim ngạch hàng hóa XK 263,45 tỷ USD của cả năm, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 82,10 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8%.
Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực nêu trên chưa đạt sự ổn định và không kéo dài quá lâu. Bằng chứng là ngay năm 2020, trong tổng kim ngạch XK hàng hóa đạt đạt 281,5 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch XK; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, vươn lên chiếm 72,2%. Ngay 4 tháng đầu năm 2021, DN FDI tiếp tục thể hiện vị thế áp đảo trong “bức tranh” XK hàng hoá khi XK đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 75,2% tổng kim ngạch XK; còn khu vực kinh tế trong nước đạt 25,77 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch XK.
Chuyên gia Lê Quốc Phương đánh giá, thời gian qua, DN Việt có cải thiện về tỷ trọng XK nhưng quá chậm, chưa ổn định. Điểm yếu cố hữu của DN nội vẫn là nhập siêu. Từ đó cho thấy xu thế cải thiện của DN Việt trong cơ cấu XK chưa đủ để đánh giá bền vững, còn phải nỗ lực nhiều. Chính phủ phải hỗ trợ rất nhiều, chính sách phải phù hợp trong khuôn khổ các cam kết quốc tế. Ngoài ra, bản thân DN cũng phải nỗ lực để cải thiện vị thế trong XK.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài, không có quốc gia nào phát triển được nếu chỉ trông vào đầu tư nước ngoài. Nếu không tự lực, cứ trông cậy vào đầu tư nước ngoài thì mãi mãi sẽ rơi vào thế khó; phải lớn mạnh hơn bằng cách xây dựng thương hiệu mạnh hơn về công nghiệp cho riêng mình.
Một số chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm, thời gian tới phải khuyến khích các DN tư nhân mở rộng kinh doanh, đặc biệt là vào các lĩnh vực chế tạo và công nghệ cao nhằm củng cố nền tảng công nghiệp trong nước. Việt Nam thu hút vốn FDI phải áp dụng theo phương pháp "may đo" phù hợp. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đưa ra những ưu đãi về thuế, cơ chế, đổi lại yêu cầu rõ ràng phải có tác động, lan toả đến DN trong nước về chuyển giao công nghệ…
Đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, thời gian tới cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc kết nối giữa DN FDI với DN trong nước, đưa DN trong nước tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi giá trị cho DN FDI tạo ra. Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung vào một số hướng giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho các DN FDI sở hữu các dây chuyền, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị cao đến đầu tư ở Việt Nam; chú trọng phát huy tác động lan tỏa của các DN FDI đối với sản xuất trong nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi, khuyến khích DN FDI lớn liên doanh, liên kết, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua các nhà cung cấp trong nước; chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại cho DN trong nước thông qua các dự án liên doanh, liên kết trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng…
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics