Doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện chế độ cho người lao động
Hội nghị đã giải đáp nhiều vướng mắc của doanh nghiệp. |
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền Thành phố do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM tổ chức ngày 24/5/2024.
Nêu vướng mắc tại hội nghị, đại diện Công ty TNHH Matai Việt Nam cho rằng, tại Điều 38 và 47 Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định chi trả tiền lương, y tế, giám định, nhưng có đến 3 cụm từ chuyên môn y tế: “Điều trị ổn định”, “thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động”, “điều trị ổn định còn di chứng”. Từ đó doanh nghiệp gặp khó để giải quyết chế độ cho người lao động.
Liên quan đến vấn đề này của doanh nghiệp, ông Đoàn Văn Khoa, Phó Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH TPHCM thông tin, tại Điều 38 Luật An toàn, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Về thời điểm giám định mức suy giảm khả năng lao động, doanh nghiệp thực hiện theo Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Cụ thể, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đại diện doanh nghiệp nêu vướng mắc tại hội nghị. |
Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, dù giải quyết chế độ cho người bị tai nạn nhưng đơn vị không thể chủ động dựa vào chứng từ y tế, phải liên hệ với bệnh viện xin, việc này rất mất thời gian và gây phiền hà cho bệnh viện.
Nguyên nhân là do, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp phải xin xác nhận từ 2 - 3 lần cho một vụ tai nạn. Vì thế, các doanh nghiệp kiến nghị, cần có hướng dẫn rõ ràng để đơn vị vừa giải quyết chế độ theo đúng quy định vừa không phải làm phiền nhiều lần với các đơn vị khám, chữa bệnh.
Ngoài ra, tại hội nghị, các vấn đề liên quan đến chính sách đào tạo nguồn nhân lực và giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hợp đồng lao động; đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề; thử việc; trợ cấp thôi việc… cũng được đại diện Sở LĐ-TB&XH TPHCM giải đáp thỏa đáng cho doanh nghiệp.
Cụ thể, trả lời vướng mắc của Công ty Kim & Chang Việt Nam về các trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, khi mất việc làm, bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc LĐ-TB&XH TPHCM cho biết: Theo quy định tại Khoản 11 Điều 34 và Khoản 1 Điều 47 của Bộ luật Lao động, trường hợp người lao động đã làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.
Kể cả trường hợp người lao động có tổng thời gian đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bằng với thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Tin liên quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform