Doanh nghiệp hái quả ngọt trên con đường phát triển bền vững
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group thăm vùng trồng cà phê tại Sơn La. Ảnh tư liệu |
Muốn bền vững, phải bền bỉ
Nhìn lại hành trình hơn 14 năm theo đuổi con đường phát triển bền vững, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, một DN có doanh số xuất khẩu nông sản hàng năm ở mức 300 triệu USD cho biết, xuất phát từ yêu cầu của một đối tác lớn tại Hà Lan, từ năm 2010, Phúc Sinh đã bắt tay vào làm hồ tiêu theo tiêu chuẩn RA (Rainforest Alliance- Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững) của Hà Lan về phát triển bền vững. Thời điểm đó, phát triển bền vững là một khái niệm rất mới nên Phúc Sinh gặp khá nhiều khó khăn.
Trong 2 năm đầu, Phúc Sinh tiêu gần hết số tiền công ty dành cho ngân sách phát triển bền vững là 250.000 USD, nhưng không đạt được chứng nhận. “Việc một DN sản xuất, thương mại phải làm việc với hàng nghìn nông hộ, thuyết phục họ tham gia vào dự án và thay đổi quy trình canh tác theo hướng bền vững là điều không hề dễ dàng” – ông Thông chia sẻ.
Tuy nhiên, với nhận định đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để bán hàng sang châu Âu và cũng là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, Phúc Sinh đã huy động thêm ngân sách để tiếp tục triển khai. Sự kiên trì, bền bỉ đã mang lại kết quả xứng đáng. Năm 2014, Phúc Sinh đã đạt chứng nhận RA. Nhờ đó, việc bán hàng vào châu Âu trở nên rất dễ dàng và chỉ sau 1 năm, công ty đã thu hồi được toàn bộ số tiền đầu tư để làm chứng nhận RA.
Công ty CP Tập đoàn PAN cũng là một trong những DN sớm chuyển mình theo con đường phát triển bền vững. Theo bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, trong những ngày đầu chuyển đổi theo mô hình phát triển bền vững, không ít lần cổ đông tỏ ra hoài nghi với các quyết định của tập đoàn. Ngay cả việc thuyết phục lãnh đạo của các công ty thành viên cũng không hề dễ dàng. Điển hình như quyết định đầu tư nhà máy chế biến gạo công nghệ cao trị giá 350 tỷ đồng của công ty thành viên là Vinarice đã vấp phải không ít câu hỏi về chi phí và tính cần thiết.
Sau nhiều nỗ lực, đề xuất này cũng đã được phê duyệt. Nhờ đó, giá bán gạo của Vina Rice tới các thị trường châu Âu, Mỹ đạt tới 1.100 USD/tấn, cao gấp đôi mức thông thường.
Hiện tại, PAN Group đang đang áp dụng nhiều giải pháp để giảm phát thải ra môi trường, điển hình như việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong hệ sinh thái các công ty thành viên. Cụ thể, phụ phẩm của công ty này là đầu vào nguyên liệu cho công ty khác.
Điển hình như phân tôm, cá tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta và Công ty CP Xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre đang được nghiên cứu để sản xuất thành phân bón phục vụ cho việc trồng lúa của Vinaseed. Tương tự, đầu, vỏ tôm được bán cho một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và polimer sinh học để vừa giảm phát thải vừa có thêm doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm…
Lợi đơn, lợi kép
Sau hơn một thập kỷ theo đuổi con đường phát triển bền vững, ông Phan Minh Thông khẳng định, đó là một trong những quyết định sáng suốt của Phúc Sinh. “Những hàng rào kỹ thuật mà châu Âu đặt ra trong thời gian gần đây đã được chúng tôi chuẩn bị từ cách đây 14 năm. Đây là lợi thế để chúng tôi tăng tốc tại thị trường này và trở thành một trong những công ty bán gia vị nhiều nhất vào châu Âu trong năm 2023” – ông Thông chia sẻ.
Đặc biệt, vào đầu năm nay, Phúc Sinh đã được định giá 320 triệu USD khi nhận vốn từ quỹ đầu tư châu Âu. Điều này được ông Thông nhìn nhận là một sự trùng hợp may mắn. Bởi những kết quả của quá trình phát triển bền vững của Phúc Sinh đều phù hợp định hướng ESG hiện tại. Đây cũng là yếu tố tiên quyết để một DN có thể tiếp cận được nguồn vốn từ quỹ đầu tư này.
Tại Công ty CP Vĩnh Hoàn, giữa lúc xuất khẩu cá tra sụt giảm do các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc giảm mạnh nhập khẩu, kết quả kinh doanh quý 1/2024 của DN này vẫn ghi nhận tăng trưởng tới 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 2.855 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Vĩnh Hoàn, công ty vẫn phát triển tốt tại 3 thị trường chủ lực là Mỹ, Trung Quốc và nội địa. Đáng chú ý, các sản phẩm chế biến sâu đã giúp Vĩnh Hoàn gia tăng giá trị sản phẩm.
Vĩnh Hoàn hiện là DN có lợi thế dẫn đầu trong ngành thủy sản với mô hình nuôi trồng bền vững và khép kín với 5 công ty con gồm sản xuất giống cá tra, thức ăn thủy sản, chiết xuất và sản xuất gelatin, collagen cùng một công ty liên kết trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Trong đó, Vĩnh Hoàn gia nhập thị trường collagen và gelatin từ năm 2015, tổng công suất đạt 3.500 tấn/năm.
Năm 2024, Vĩnh Hoàn Collagen - công ty con của Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu nhờ vào năng lực sản xuất gia tăng từ dây chuyền sản xuất gelatin mới. Ngoài ra, khối kinh doanh Vinh Wellness cũng định hướng đầu tư cho các sản phẩm collagen chuyên sâu và các sản phẩm ứng dụng collagen, đồng thời tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng để phát triển sản phẩm và thị trường trong năm mới này.
Còn tại PAN Group, theo bà Trà My, nhờ có ESG, PAN đã xuất khẩu được hàng hóa vào các thị trường có yêu cầu cao về ESG như EU, Mỹ và Nhật. Các sản phẩm như tôm, gạo của PAN đều xuất khẩu với giá cao hơn các công ty cùng ngành. ESG còn giúp PAN tiếp cận với nguồn vốn xanh từ các tổ chức tài chính. Vừa qua, trong khuôn khổ COP28, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và PAN đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các giải pháp và dịch vụ tài chính ESG. Bà Trà My nhìn nhận, ESG không chỉ tác động đến kinh doanh mà còn giúp phát triển thương hiệu, gia tăng uy tín và giúp công ty quản lý rủi ro tốt nhất.
Tin liên quan
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform