Doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm cơ hội cho năm 2024
Việc tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại là cần thiết để doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới. Ảnh: HD |
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, dự kiến có gần 40% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh quý 4 sẽ tốt lên so với quý 3/2023. Tuy nhiên, sang đến năm 2024, nhiều tổ chức và chuyên gia đánh giá nền kinh tế vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023. Vì thế, Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng về đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Trong đó, về xuất khẩu, Chính phủ yêu cầu phải giữ vững, củng cố các thị trường truyền thống và tích cực mở rộng các thị trường mới; cùng với đó phải tận dụng cơ hội các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết cũng như đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới.
Theo kết quả khảo sát vào tháng 9/2023 của Vietnam Report, đứng đầu trong các chiến lược ưu tiên tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong các tháng cuối năm chính là việc “tìm kiếm và mở rộng thị trường”. Gần 90% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, khám phá, đa dạng hóa các thị trường mới được kỳ vọng giảm thiểu rủi ro phụ thuộc quá mức vào một thị trường duy nhất. Vietnam Report cũng cho rằng, đây là hướng tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận mới trong giai đoạn thị trường còn nhiều thách thức như hiện nay.
Nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch để chuẩn bị cho những cơ hội mới. Là một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và kinh doanh nông sản, nên Công ty Cổ phần Thực phẩm quốc tế Hoàng Gia Việt đặt mục tiêu hướng đến thị trường xuất khẩu vào năm 2024. Ông Nguyễn Khắc Hoàng, Giám đốc Công ty chia sẻ, Công ty xác định không hướng tới những thị trường trung cấp mà tập trung vào thị trường cao cấp tại Mỹ và châu Âu, trong đó mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2024 tối thiểu đạt từ 15-30 tấn sản phẩm.
Để thực hiện được mục tiêu này, theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Công ty đã có thời gian chuẩn bị ngay từ khi thành lập từ việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cơ cấu quá trình sản xuất phù hợp cho đến tìm hiểu “chân dung” và nhu cầu của khách hàng để biết thị trường cần gì và sản phẩm cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào. Chẳng hạn thị trường châu Âu luôn đòi hỏi về phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu, vùng trồng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, cùng với đó là phải đảm bảo nhà máy chế biến đạt chất lượng. Hơn nữa, Công ty không chỉ xuất khẩu nông sản thô mà còn tập trung vào chế biến để gia tăng giá trị như chế biến thành sản phẩm khô, thực phẩm ăn liền hay sản phẩm ống hút bằng gạo…
Còn với một doanh nghiệp đang thực hiện xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử như Công ty TNHH BigPhone Việt Nam, đại diện doanh nghiệp cho biết, trong năm 2023, lượng đơn hàng đã giảm so với trước đây tới gần 30%, nhưng dù dự báo tình hình còn khó khăn, Công ty vẫn kỳ vọng sẽ ký được một số đơn hàng trong những tháng cuối năm 2023 từ một số thị trường mới trong khu vực ASEAN để làm bước đệm cho sản xuất, xuất khẩu những tháng đầu năm 2024.
Tương tự, với doanh nghiệp ngành dệt may, tình hình được nhận định là chưa có nhiều “điểm sáng” trong những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024, nhưng để đảm bảo đơn hàng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã tạo kết nối và khai thác thêm các khách hàng mới, cùng với đó là định hướng dòng hàng theo nhu cầu thị trường. Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh đến việc làm tốt công tác thị trường và nâng tầm khả năng dự báo về thị trường dệt may để điều tiết linh hoạt theo nhu cầu thị trường và khách hàng.
Để thực hiện được những kỳ vọng và nhiệm vụ như trên, theo các doanh nghiệp là phải nhờ những giải pháp tìm đến thị trường ngách khi mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào chuỗi cung ứng về công nghiệp hỗ trợ, đi theo chuỗi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Cùng với đó là tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tình hình xuất khẩu trong năm 2024 được dự báo sẽ có nhiều khả quan hơn, nhất là trong những tháng cuối năm hiện nay, đà giảm của kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đã có dấu hiệu chậm lại. Do đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu kỳ vọng sẽ khởi sắc và tạo được đột phá trong năm 2024. Đơn cử như sầu riêng, theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu sang năm 2024, sầu riêng Việt Nam có thêm nhiều mã số vùng trồng được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp, khả năng xuất khẩu sầu riêng đạt con số 2-2,5 tỷ USD.
Từ những vấn đề nêu trên, TS. Bùi Duy Tùng, Giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào củng cố thị phần trong nước. Các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược tiếp thị có mục tiêu hoặc thậm chí mở rộng sang các lĩnh vực ít chịu áp lực hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp có sẵn như thương mại điện tử, các chương trình xúc tiến thương mại… Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh bền vững từ chất lượng, dịch vụ, mẫu mã, thương hiệu, không nên cạnh tranh bằng giá và phải xây dựng được những liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
13:12 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
07:37 | 03/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào phá vỡ thế độc quyền trong phân phối xăng dầu?
15:03 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
14:00 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần hành động nhanh để bắt kịp xu thế “xanh”
14:08 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng phát triển công nghệ cao
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics