Doanh nghiệp nói về KTCN: Thủ tục nhiều, chi phí tốn kém- Bài 1 Bước đi còn chậm
Vướng mắc KTCN đối với hàng hóa XNK nằm ở nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng |
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong những năm qua, công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa XNK đã có những kết quả ban đầu, tỷ lệ các lô hàng NK phải KTCN trước thông quan đã giảm, từ mức xấp xỉ 26% năm 2015 xuống mức 19,1%; thời gian làm thủ tục ở nhiều lĩnh vực KTCN đã giảm đáng kể.
Tuy vậy, con số này chưa đạt được yêu cầu của Chính phủ đặt ra là phải giảm được dưới mức 10% đối với hàng NK vào năm 2018-2019; nhiều bất cập, chồng chéo vẫn chưa được giải quyết.
Bất cập trong công tác KTCN đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động NK của doanh nghiệp. Như trường hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hạ tầng mạng (Hà Nội) đã mất nhiều tháng để thực hiện thủ tục, tìm đúng địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cuối cùng là hàng hóa nhập khẩu đã phải tái xuất do để quá lâu, không thể hoàn thiện thủ tục KTCN để thông quan.
Báo cáo đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) cho thấy, trong công tác KTCN, bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều tồn tại, nguyên nhân một số bộ, ngành còn thiếu quyết liệt và khẩn trương trong triển khai các nhiệm vụ để cải cách toàn diện hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK. Thiếu sự kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa cơ quan KTCN và cơ quan hải quan nên dẫn đến khó khăn cho quá trình thực hiện. Chưa áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu; hoặc đã áp dụng nhưng chưa hiệu quả (ví dụ Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được; Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định việc miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trong thời hạn 2 năm nhưng quy định phải có văn bản xác nhận miễn kiểm tra cơ quan kiểm tra dẫn đến thực tế hàng hóa được miễn giảm kiểm tra là rất ít Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn hoặc ban hành thông tư không đúng chỉ đạo của Chính phủ gây khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện. |
Cụ thể, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hạ tầng mạng khai báo làm thủ tục NK mặt hàng muối tinh “Flush” chứa 10% muối tinh, hàm lượng NaCl, tính theo % khối lượng chất khô:>99,00%, (NaCl-2,25g/gói, 30 gói/hộp). Mã HS: 25010092.
Công ty đã đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội ngày 3/10/2018, đồng thời đã đưa mẫu đi kiểm tra chất lượng tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 và có các chỉ tiêu chất lượng thể hiện tại Kết quả thử nghiệm.
Tuy nhiên, đến ngày 16/10/2018, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản Hà Nội có công văn hướng dẫn cho biết, sản phẩm do Công ty Cổ phần Dịch vụ Hạ tầng mạng NK không thuộc hàng hóa muối NK do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và mã hàng HS của mặt hàng này là 3004.90.99 (thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế), thông báo trả lại hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và hướng dẫn công ty liên hệ với Bộ Y tế để được hướng dẫn thủ tục NK theo quy định.
Không tìm đúng địa chỉ, Công ty cổ phần Dịch vụ Hạ tầng mạng sau đó đã tìm đến Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế). Ngày 18/10/2018, công ty gửi công văn để được hướng dẫn thủ tục. Tuy nhiên, nhiều tháng sau, do không làm được thủ tục KTCN, tháng 6/2019, Công ty đã phải tái xuất lô hàng nêu trên với lý do không thể hoàn thiện thủ tục KTCN để thông quan.
Không chỉ lỡ dở trong kế hoạch NK hàng hóa như trường hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hạ tầng mạng nêu trên, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã phản ánh nêu lên các bất cập trong quy trình KTCN hiện nay. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Công ty TRA-SAS (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) Nguyễn Việt Huy cho rằng, mặc dù các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách nhưng những vấn đề vướng mắc vẫn còn khá nhiều, thậm chí gây tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Nêu ví dụ cụ thể về quá trình NK xuất bản phẩm không kinh doanh, đại diện Công ty TRA-SAS (TP HCM) cho biết, căn cứ vào điều 25 Luật Xuất bản 19/2012/QH13 và Thông báo 513/STTTT-XBPH của Sở Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn trình tự thực hiện thủ tục hành chính NK xuất bản phẩm không kinh doanh, thời hạn giải quyết hồ sơ là: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với xuất bản phẩm không thẩm định); 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (đối với xuất bản phẩm phải thẩm định).
Tuy nhiên, thực tế NK các mặt hàng: Catalogue, truyện tranh thiếu nhi... đều mất 7 ngày làm việc để có Giấy đăng ký, chờ lấy mẫu, niêm phong mẫu nộp đến Sở Thông tin và Truyền thông. Doanh nghiệp tiếp tục chờ 15 ngày làm việc sau đó để Sở thẩm định nội dung và ra Giấy phép NK mới thông quan được hàng hóa. “Như vậy, mỗi lô hàng truyện tranh, catalogue, doanh nghiệp phải mất một tháng ở cảng để chờ thông quan hàng hóa, phát sinh phí lưu container rất nhiều tiền” - đại diện Công ty TRA-SAS chia sẻ.
Không chỉ vậy, với sản phẩm dệt may, áo quần NK, ông Nguyễn Việt Huy cũng đánh giá còn khá nhiều bất cập, thậm chí còn hơn cả khi chưa ban hành văn bản sửa đổi. Chẳng hạn như Thông tư 21/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng Formadehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may có hiệu lực từ 1/1/2019. “Các sản phẩm dệt may và áo quần trước khi đưa ra bán trên thị trường phải tiến hành kiểm tra và doanh nghiệp tự công bố hợp quy với Sở Công Thương. Việc này gây tốn kém và mất nhiều thời gian cho DN. Thay vì trước đây, theo Thông tư 32/TT-BCT doanh nghiệp chỉ đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước và được thông quan bán hàng, doanh nghiệp sẽ mất khoảng 2 ngày làm việc và chi phí tầm 3-5 triệu đồng, thì nay, theo Thông tư mới, để sản phẩm bán được trên thị trường, doanh nghiệp phải mất trên 1 tháng để có chứng nhận hợp quy được duyệt trên hệ thống cũng như dán tem hợp quy bao gồm 3-4 ngày test mẫu, 2-3 ngày làm bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy, 3-5 ngày lấy chứng nhận hợp quy và 5-20 ngày để dán tem cho từng mã sản phẩm, chi phí từ 10-20 triệu đồng”- ông Nguyễn Việt Huy cho biết và chia sẻ thêm “Tác hại của dư lượng Formaldehyth và Amino thơm là chưa rõ ràng, chính vì vậy Bộ Công Thương nên tháo bỏ không áp dụng việc kiểm soát này, hoặc áp dụng hình thức miễn kiểm tra và cấp duyệt luôn hồ sơ công bố hợp quy khi 3 đến 5 lô hàng liên tiếp test mẫu đạt yêu cầu, không cần kèm bản test từng lô để tiết kiệm phí test, bởi mỗi lô test doanh nghiệp mất chi phí từ 7 thậm chí là 17 triệu đồng”.
Vướng mắc KTCN đối với hàng hóa XNK nằm ở nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và thậm chí là chồng chéo quản lý giữa các bộ hoặc các đơn vị trong một bộ. Gáng nặng này doanh nghiệp đang phải chịu ra sao?
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Tiến độ và tốc độ cải cách KTCN phải đẩy mạnh hơn nữa Thời gian qua, KTCN đã có những bước thay đổi lớn. Nhiều lĩnh vực từng bước áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro ở các mức độ khác nhau (như Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm), hầu hết các lĩnh vực KTCN đã chuyển thời điểm kiểm tra ra sau thông quan, chuyển trọng tâm sang hậu kiểm tiết kiệm chi phí thời gian cho DN. Nhiều thủ tục KTCN đã được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, hiện đã có 188 thủ tục hành chính của các bộ, ngành. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đầu mối triển khai của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tỷ lệ hàng hoá XNK phải KTCN đã giảm mạnh qua từng năm, năm 2019 giảm xuống mức 1,62% với hàng XK (từ tỷ lệ 4,8% của năm 2015) và 19,1% với hàng NK (từ tỷ lệ 25,93% của năm 2015). Tuy nhiên lưu ý rằng con số này chưa đạt được yêu cầu của Chính phủ là phải giảm được dưới mức 10% đối với hàng NK vào năm 2018-2019. Dù có nhiều thúc ép từ Chính phủ nhưng tỷ lệ cắt giảm danh mục quản lý, KTCN của các bộ ngành vẫn ở mức hạn chế, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan mới cắt giảm được 12.600/82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN. Đây là con số khá xa so với yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50% hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN vào năm 2018-2019. Đánh giá một cách thẳng thẳn thì tiến độ và tốc độ cải cách lĩnh vực này cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Một nước XK tăng rất nhanh, tỷ lệ kim ngạch thương mại XNK gấp đôi GDP quốc gia mà thủ tục thông quan theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong chỉ số Doing Business hiện ở mức thấp, xếp thứ 104 thế giới, thậm chí tụt bậc so với nhiều năm trước. |
Bài 2: Doanh nghiệp còn nặng gánh
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Hải quan đường sắt Lào Cai đảm bảo thông quan thông suốt
13:40 | 16/09/2024 Hải quan
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
10:43 | 12/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
09:19 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Quốc lộ 8A đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ách tắc giao thông do sạt lở
11:32 | 23/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 9/2024 (từ ngày 16/9 đến 22/9/2024)
09:08 | 23/09/2024 Multimedia
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
14:26 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
09:41 | 20/09/2024 Hải quan
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
09:03 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
08:52 | 20/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform