Doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ Hiệp định RCEP mở rộng xuất khẩu
Chỉ định cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định RCEP | |
Xây dựng chương trình phát triển thị trường xuất khẩu vào RCEP | |
Chính thức có quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong RCEP |
RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi xuất khẩu. Ảnh: T.D |
Nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Hiệp định RCEP được đánh giá trở thành một xung lực mới cho các DN; tạo cơ hội về liên kết chuỗi rộng ra khu vực, giúp sản phẩm xuất khẩu tới nhiều thị trường rộng lớn hơn. Tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định RCEP, các DN đã đẩy mạnh xuất khẩu ở nhiều thị trường lớn mà trước đây không thể cạnh tranh về giá vì các quy định về thuế quan, hàng rào kỹ thuật...
Ông Diệp Nam Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Cholimex cho biết, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho DN bởi DN không bị những rào cản về thuế quan, kỹ thuật vào một số thị trường, điển hình như Trung Quốc. Dự kiến, lượng hàng hóa xuất khẩu của DN sẽ tăng trưởng không dưới 20% so với trước đây.
Nhật Bản vốn là thị trường truyền thống của Công ty CP Quốc tế Phong Phú. Vì vậy, khi RCEP có hiệu lực, DN cũng không giấu tham vọng chinh phục thêm nhiều thị trường khó tính khác trong khối. Hiện công ty đang tiến hành thăm dò nhu cầu khách hàng ở các thị trường mới để đưa ra sản phẩm phù hợp. Đại diện Công ty CP Quốc tế Phong Phú cho biết, New Zealand và Australia là 2 thị trường DN đang nhắm tới.
Theo ông Wu Ming Ying, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Boss, các FTA được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho DN. Việt Nam có lợi thế tham gia cả 3 FTA lớn nhất thế giới là: CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - Liên minh châu Âu) và RCEP. Tham gia sâu vào hội nhập sẽ giúp DN mở rộng sản xuất, xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh. Các DN đã xuất khẩu được hàng hóa vào những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản nên việc tham gia mở rộng xuất khẩu vào thị trường RCEP sẽ không gặp nhiều trở ngại.
Khai thác lợi thế
Đáng chú ý với RCEP, cơ hội của ngành dệt may là thị trường lớn, nhưng mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu cũng dễ chịu hơn so với một số hiệp định trước đó. Đặc biệt, Hiệp định RCEP sẽ là cơ hội cho các DN ngành dệt may tăng cường xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 cho rằng, một trong những điểm khác biệt tại Hiệp định RCEP so với các hiệp định khác là nguyên tắc xuất xứ cộng gộp. Theo đó, nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên này sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa diễn ra tại một nước thành viên khác. Với quy định này, các công ty dệt may nước ta có thể tận dụng được cơ hội đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...
Tuy nhiên, RCEP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về cạnh tranh thị trường. Ví dụ, hàng dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng cùng loại Trung Quốc khi xuất sang Nhật hay các thị trường trong RCEP. Vì vậy, đối với các công ty dệt may nước ta cũng như các ngành hàng khác phải đầu tư, cải thiện quản lý để nâng cao năng suất, giảm chi phí để gia tăng cạnh tranh giá cả. Đồng thời các DN cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất phù hợp, phối hợp với khách hàng sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, ông Hồng phân tích.
Thông tin tại hội nghị hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP cuối tuần qua tại TPHCM, đại diện Trung tâm Hội nhập quốc tế TPHCM cho biết, RCEP mở ra cơ hội cho DN Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực; đồng thời giúp DN có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, may mặc... vào thị trường các nước thành viên. Do quy trình xuất, nhập khẩu được đơn giản hóa nên giúp giảm thời gian, chi phí cho các DN; tăng tỷ suất lợi nhuận và sức cạnh tranh tại các thị trường trong khối RCEP. Các DN cũng tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu do RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối.
Theo đó, để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ Hiệp định RCEP, trước hết, doanh nghiệp cần hiểu sâu về hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như những tác động dự kiến của các cam kết này. Bên cạnh những thuận lợi, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các DN trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi các DN phải thực sự mạnh mẽ, chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Tin liên quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
16:43 | 11/09/2024 Hải quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
16:52 | 11/09/2024 Hải quan
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
09:09 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoá giải thách thức trên hành trình chuyển đổi xanh Net Zero 2050
19:21 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
18:19 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 26 tỷ đồng tiếp sức cho khách hàng khu vực ảnh hưởng bão, lũ, sạt lở đất
16:16 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió công suất lớn nhất đầu tư tại Cụm cảng Quốc tế Long An
15:06 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
14:31 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics