Doanh nghiệp vào guồng phát triển bền vững
Việc đáp ứng các yêu cầu canh tác bền vững sẽ giúp giá trị sản phẩm được nâng cao và có được vị trí vững chắc ở các thị trường cao cấp. Ảnh: N.H. |
Xuất phát từ áp lực thị trường
Cuối tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã công bố Chương trình phát triển bền vững của Tập đoàn, đồng thời ký kết Quy chế phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, phấn đấu trong năm 2019 ít nhất có 2-3 đơn vị đạt khoảng 10.000 - 12.000 ha được cấp chứng chỉ rừng Việt Nam hoặc chứng chỉ khác (PAFC..). Cùng với đó, một thoả thuận khác đã được VRG ký kết hợp tác với tổ chức Oxfam, PanNature để tập huấn, tư vấn, xây dựng tài liệu hướng dẫn kết nối cộng đồng, bảo vệ rừng, hỗ trợ dân sinh. Đặc biệt, 3 đơn vị thành viên của tập đoàn là Dầu Tiếng, Bình Long và Đồng Nai đã ký hợp đồng tư vấn thực hiện chứng chỉ rừng với Viện Nghiên cứu lâm sinh và Viện Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương trình phát triển bền vững được VRG đưa ra trong bối cảnh năm 2018, 11 tập đoàn lốp xe lớn nhất thế giới (tiêu thụ khoảng 65% sản lượng cao su thế giới) đã tuyên bố yêu cầu các nhà cung cấp nguyên liệu phải tuân thủ nguyên tắc sản xuất và quản lý bền vững. Bên cạnh đó, những tập đoàn nội thất lớn như IKEA (Thuỵ Điển), William-Sonoma Inc (Hoa Kỳ)… cũng tuyên bố chỉ tìm mua nguyên liệu gỗ, sản phẩm bền vững… Xu hướng này của thị trường tạo cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức lớn cho các DN trồng và cung cấp nguyên liệu cao su cũng như gỗ cao su.
Trước những áp lực cạnh tranh đi theo xu hướng bền vững trên đây đã buộc ngành cao su phải thay đổi và có chiến lược rõ ràng. Cụ thể, trong Chương trình phát triển bền vững của mình, VRG sẽ tập trung thực hiện thành công chứng chỉ FSC trong thời gian sớm nhất, phục hồi 20.000 ha rừng gắn với vùng cao su, xây dựng hệ thống giải trình gỗ cao su hợp pháp, tăng cường trách nhiệm xã hội của DN, trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT VRG cho biết, mục tiêu của Chính phủ là từ nay đến năm 2020 sẽ có 30% diện tích rừng trồng toàn quốc được cấp chứng chỉ bền vững. VRG cũng sẽ bám theo lộ trình chung này, nhưng tốc độ sẽ được đẩy nhanh hơn. Theo đó, dự kiến từ nay đến năm 2025, toàn bộ diện tích cao su của Tập đoàn sẽ được cấp các chứng chỉ rừng bền vững của cả trong nước và quốc tế.
Xu thế tất yếu
Phát triển bền vững ngày càng trở thành một khái niệm nhận được sự quan tâm và chú ý rất lớn trên toàn thế giới. Từ năm 2015, 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã thống nhất thông qua “Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 cùng với 17 mục tiêu phát triển bền vững”. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Do đó, việc thực hiện và xây dựng mục tiêu phát triển bền vững lâu dài của các DN đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía chính phủ Việt Nam và các tổ chức, ban, ngành góp phần tạo ra một làn sóng mới về quan điểm chiến lược phát triển đến rất nhiều DN vốn không chú trọng đến việc cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội trước đây. Định hướng phát triển bền vững đang ngày càng trở thành một yếu tố cốt lõi quan trọng đối với chiến lược duy trì sự thịnh vượng và lâu dài của DN.
Tại Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK), trong năm 2018, tỷ trọng sản xuất sợi tái chế trên doanh thu của công ty đã tăng lên 16,2%, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho công ty và giảm thiểu tác động tới môi trường. Theo mục tiêu phát triển bền vững trung hạn 2019-2023 của STK, công ty sẽ nâng tỷ trọng sợi tái chế lên 30% vào năm 2020. Ngoài ra, trong năm 2018 công ty còn gặt hái được thành công vượt bậc trong việc chủ động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới sợi màu thân thiện với môi trường thông qua hợp tác với đối tác chiến lược. Sản phẩm sợi màu giúp giảm lượng nước sử dụng cho sản xuất và không sử dụng hóa chất.
Tương tự, tại Công ty CP Tập đoàn PAN, trang trại và vùng nuôi trồng ở các công ty thành viên đều áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và được chứng nhận các tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững như Viet GAP, Global GAP, ASC. Theo ban lãnh đạo PAN, đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu, những tiêu chuẩn trên là bắt buộc nếu muốn có vị trí vững chắc ở các thị trường cao cấp và khó tính. Tuy nhiên, bù lại khi đã đáp ứng các yêu cầu canh tác bền vững, truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm thì giá trị sản phẩm lại rất cao và bền vững. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn đảm bảo quá trình sản xuất an toàn, ít chịu ảnh hưởng của các tác động thời tiết và tự nhiên bên ngoài. Các công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát vấn đề chất thải. Cụ thể, các phế phẩm sản xuất thủy sản như vỏ tôm, đầu và ruột cá, vỏ nghêu… được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng xác mắm trong sản xuất nước mắm làm phân bón cho cây trồng.
Quy trình sản xuất của các công ty thành viên của PAN cũng ngày càng được cải tiến, tăng hiệu quả đồng thời giảm lượng hao phí và rác thải ra môi trường. Ví dụ như sử dụng các loại bao bì trung gian dùng nhiều lần, bao bì tự hủy, vật liệu tự nhiên như cây đay hoặc túi vải không dệt góp phần bảo vệ môi trường. Bao bì bánh kẹo của Bibica hiện tại khoảng 80% đang sử dụng chất liệu tự hủy sau thời gian 1-2 năm với giá thành cao hơn bao bì thông thường 5 – 10%. Trong 2018, chương trình sử dụng bao bì thông minh của Bibica đã được triển khai với ý tưởng: Vỏ bìa sản phẩm sau khi sử dụng có thể cắt và xếp thành các hình khác nhau, như một thứ đồ chơi có tính giáo dục dành cho trẻ em. Hiện tại các sản phẩm bánh kẹo như Hura, Orienko… đang được triển khai chương trình này.
Trong khi đó, Công ty CP Nhựa An Phát Xanh (AAA) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa, bản thân các sản phẩm nhựa truyền thống gây ra những quan ngại về vấn đề môi trường. Ý thức được điều đó, AAA đã nỗ lực để “xanh” trong cách DN vận hành, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang các sản phẩm thân thiện với môi trường bằng việc lan tỏa thói quen tiêu dùng xanh trong nội tại DN và tất cả các bên liên quan.
Theo ban lãnh đạo AAA, hệ thống xử lý nước thải của công ty được đầu tư theo dây chuyền tuần hoàn khép kín theo các tiêu chuẩn quốc tế, các chỉ tiêu về tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu được giám sát chặt chẽ, khuôn viên các nhà máy được quy hoạch với không gian xanh rộng mở. Đồng thời, công ty cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường, đặc biệt tại thị trường nội địa, góp phần giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa được cộng đồng quan tâm.
AAA hiện là DN Việt Nam duy nhất là thành viên của Hiệp hội Nhựa sinh học châu Âu. Đây là tổ chức tiên phong trong việc phát triển ngành nhựa sinh học tại châu Âu. Hiệp hội cam kết đóng góp cho sự phát triển của ngành nhựa bằng cách nâng cao nhận thức của các bên liên quan về lợi ích của nhựa sinh học trong việc giảm phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch, giảm hiệu ứng nhà kinh và tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên tái tạo. Hiện hiệp hội có hơn 70 thành viên là các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng nhựa sinh học trên toàn thế giới.
Tin liên quan
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform